5 thói quen xấu cần dừng lại ngay khi dùng Laptop
Chiếc máy tính giờ không còn là vật dụng quá xa sỉ, một vật dụng quá cần thiết cho công việc, học tập hay vui chơi giải trí của mỗi người. Nhưng không ít bạn do không biết cách sử dụng, có những thói quen xấu, qua đó ảnh hưởng tới khả năng hoạt động, tuổi thọ máy hay ảnh hưởng tới chính bạn. Bài viết này mình sẽ đưa ra 5 thói quen xấu mà đa phần chúng ta hay gặp phải, qua đó bạn nên tiết chế và khắc phục ngay những thói quen xấu này.
1.Biến màn hình Desktop thành một mớ hỗn độn
Bạn nên nhớ rằng vùng nhớ trên màn hình Desktop không hẳn liên quan tới phân vùng ở cứng, sẽ rất tai hại nếu máy tính của bạn bất ngờ gặp sự cố hệ thống, bạn không thể khởi động vào Windows, quá trình cài đặt ngay HĐH giờ cần phải làm, và vấn đề mất dữ liệu ngoài màn hình ( tức dữ liệu ngoài Desktop của bạn sẽ là vấn đề hiển nhiên) . Bạn nên sắp xếp các tài liệu này một các khoa học hơn, không nên để ngoài màn hình Desktop đây cũng chính là một lý do không nhỏ gây hiện tượng máy tính chạy chậm đơ .
Biến màn hình thành mớ hỗ độn
2. Bấm “Next” một cách bản năng
Rất nhiều người có thói quen khi cài đặt các ứng dụng, phần mềm bạn nhanh tay thao tác Next tất cả những bảng thông báo yêu cầu khi cài đặt muốn cài đặt nhanh dút ngắn thời gian cài đặt, hay ngần ngại đọc những thông báo kèm theo. Đó là thói quen vô cùng tai hại.
Ví dụ đơn cử: Khi bạn cài đặt Microsoft Office bạn next tất các bảng thông báo khi có yêu cầu Netx, chính là bạn đã kích hoạt 17 ứng dụng đi kèm lần lượt đó là các ứng dụng: Word, Excel, PowerPoint, Access, Publisher, InfoPath, OneNote, Outlook, Project, Visio, Accounting, Communicator, Document Imaging, Document Scanning, Groove, Interconnect, Picture Manager. Thật tai hại khi bạn kích hoạt tất cả các ứng dụng này trong khi bạn tôi giám chắc bạn chỉ dùng 4 hay 5 ứng dụng trong nó.
Phím next
Hãy chậm lại và đọc kỹ những gì hiện ra trên mỗi màn hình trong quá trình cài đặt.
Đừng ngần ngại chọn chế độ Custom (cài đặt có lựa chọn) để loại bỏ những thành phần không cần thiết (hoặc hiếm khi dùng đến) trong chính phần mềm đó. Hãy loại bỏ những ô vuông đánh dấu rất nhỏ cho phép cài đặt thêm các thanh công cụ, chương trình phụ…
3. Dùng USB mà không mã hoá
Vật dụng USB giờ vô cùng hữu ích khi nó là thiết bị lưu trữ dữ liệu di động, có thể mang bên cạnh mình bất cứ đâu mà bạn muốn, việc truy xuất dữ liệu nhanh gọn. Phần lớn nó là những dữ liệu quan trọng với bạn, nhưng ít người cảnh giác với nó, rất nhanh để người lạ có thể lấy cắp dữ liệu của bạn trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn khi bạn bất cẩn. Hay bạn sơ ý để mất USB. Hãy trang bị ngay cho mình phần mềm bổ trợ cho USB của bạn, khởi tạo mật khẩu khi bạn muốn sử dụng USB, hãy là người sử dụng thông thái.
ặt mật khẩu cho USB
4. Phụ thuộc vào một biện pháp sao lưu duy nhất
Có lẽ không cần phải nhắc lại về tầm quan trọng của việc thường xuyên sao lưu dự phòng (back-up) dữ liệu trên máy tính nhưng chỉ dùng một biện pháp sao lưu duy nhất cũng không phải là giải pháp tốt. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ít nhất 2 phương pháp sao lưu: Sử dụng ổ cứng ngoài và dịch vụ sao lưu trực tuyến. Nếu công việc của bạn liên quan nhiều tới văn bản, dữ liệu… thì tốt nhất bạn nên cân nhắc tới vấn đề này, nếu như không muốn bị đau đầu về việc mất dữ liệu. Bạn không thể biết trước được vào một ngày đẹp trời ổ cứng máy tính của bạn bị hỏng, hay bị virus gặm nhấm…
Sao lưu dữ liệu
5. Thói quen không tắt máy mà gập màn hình trực tiếp máy khi không sử dụng
Đây là thói quen rất xấu của rất nhiều người làm việc văn phòng hay thói quen của chính bạn, khi gập máy như vậy, máy tính của bạn vẫn hoạt động, ổ cứng vẫn quay, sẽ rất nguy hiểm khi sau đó máy tính của bạn có sự di chuyển, ổ cứng rất dễ bị sốc gây ảnh hưởng tới máy cũng như dữ liệu của bạn. Hãy tắt máy đúng cách mỗi khi không có như cầu sử dụng tới nó. Cũng như hãy tham khảo phương pháp khôi phục dữ liệu khi có sự cố.
Trên đây là những thói quen xấu của người sử dụng máy tính, mà bạn nên tránh để thoát khỏi những sự cố không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Hãy là người sử dụng máy tính thông thái.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: muabanlaptopcuhanoi.com