7 câu chuyện đáng suy ngẫm về môi trường ở Mỹ

Posted on at


Mỗi gia đình phải tự phân loại rác sinh hoạt: giấy và bìa riêng, đồ nhựa riêng, đồ thủy tinh riêng. Nếu không phân loại và để gọn gàng sẽ không được đổ.

Câu chuyện 1:

Mua hàng Ở Mỹ, hầu như tất cả các loại bao bì sản phẩm, dù bằng giấy, bìa, hay nhựa, nilon đều có thông tin về việc xử lý bao bì sau khi dùng xong. Chẳng hạn, nếu bao bì có thể tái chế được sẽ có dòng chữ: “Please recycle”. Thậm chí như túi đựng hàng của siêu thị Wal-mart, còn in rõ địa chỉ của trung tâm tái chế tại một số tiểu bang mà bạn có thể mang

Hay như túi đựng hàng của siêu thị Target có in 10 cách để tái sử dụng túi (chẳng hạn như dùng để lót thùng rác, mang theo để đựng rác khi đi tàu xe, đựng đồ dùng như bình nước hay hộp cơm trưa khi đi làm...) Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) có rất nhiều sáng kiến trong việc thúc đẩy người dân mua những sản phẩm được tái chế, hoặc mua những sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu (như bóng đèn) hay các sản phẩm tiết kiệm nước (máy bơm, hệ thống tưới nước...).

Câu chuyện 2: 

Rác loại thường không tái chế được thu gom vào thứ 3 hàng tuần. Còn rác tái chế được thu gom vào thứ tư. Mỗi gia đình phải tự phân loại: giấy và bìa riêng, đồ nhựa riêng, đồ thủy tinh riêng. Nếu không phân loại và để gọn gàng sẽ không được đổ. Thường rác được thu gom vào thứ tư tuần đầu tiên và thứ tư tuần thứ 3 trong tháng. Lịch thu gom hầu như không thay đổi trong cả năm .Tuy nhiên, nếu thứ tư đó trùng với ngày lễ thì sẽ thu gom vào ngày khác. Vì vậy, ai cũng theo dõi lịch để thu gom. Nhật báo của thành phố có in lịch thu gom rác tái chế trong số ra đầu mỗi tháng.

Cứ đúng lịch, sáng sớm hôm đó, các hộ dân xếp sẵn những thùng đựng rác phía trước cửa nhà mình. Sau đó sẽ có xe và nhân viên vệ sinh tự động đến gom đi. Nói thêm về tái chế, có những tiểu bang thực hiện thu gom rác tái chế được, có những tiểu bang không. Cũng có những tiểu bang như California, Hawaii, Oregon, Connecticut, Delaware, Maine, Michigan, Massachusettes... đã thông qua luật quy định về việc bồi hoàn tiền cho những loại chai lọ có thể tái chế được. Một số thành phố như New York hay Seattle còn ra luật phạt những công dân nào vứt những sản phẩm, vật liệu có thể tái chế được. Ngoài luật và quy định, còn rất nhiều những chương trình tình nguyện và chương trình giáo dục thúc đẩy tái chế. Thậm chí còn có Ngày Tái chế Hoa Kỳ vào 15 tháng 11 hàng năm. Vào ngày này, hàng trăm các sự kiện diễn ra trên khắp nước Mỹ nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tái chế và khuyến khích người Mỹ mua các sản phẩm được tái chế.

Câu chuyện 3:

Quét dọn đường cũng có lịch cụ thể cho từng khu phố. Ví dụ ngày thứ 3 tuần đầu tiên và tuần thứ ba trong tháng, dọn đường bên phải, thứ 3 tuần thứ hai và tuần thứ tư trong tháng dọn đường bên trái. Nhớ lịch của bên phố nhà mình, tối hôm trước ngày dọn đưòng, nhà nào cũng phải lo đậu xe ô tô ở phía bên kia. Sáng sớm có xe cảnh sát đi tuần một vòng, nhà nào còn chưa dời ô tô sang phía đường bên kia sẽ được nhắc nhở. Nhắc đến lần thứ hai mà chưa dời thì sẽ bị phạt 48 USD.

Câu chuyện 4:

Chương trình truyền hình Kênh Discovery và HD Theatre cứ 15 phút một lần lại phát những hàng chữ/tiểu mục để phổ biến kiến thức về những sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc cách sử dụng các đồ gia dụng sao cho tiết kiệm năng lượng (ví dụ để máy giặt, lò nướng, máy sấy ở nhiệt độ bao nhiêu, thời gian bao lâu).

Câu chuyện 5:

Không bắn chim đã là luật bất di bất dịch. Muốn sãn bắn sẽ có những khu vực và luật quy định riêng. Hơn nữa bản thân mỗi người dân đều có ý thức nâng niu, không xâm phạm đến cây cối, chim chóc. Nếu bị bắt gặp đang bắt hay bắn trộm thì sẽ bị phạt 50 USD. Trong thành phố Atlantic và những thành phố lân cận, cảnh từng đàn ngỗng trời, vịt trời béo múp thong thả đi lại, hay chim bồ câu (cũng béo múp) không sợ người sà xuống nơi công viên hay hè đường là hết sức phổ biến. Có lần đàn vịt đẻ, cảnh sát lập rào chắn riêng một khu vực để không ai vào quấy rầy chúng. Bạn cũng sẽ bị phạt 50 USD nếu như đi câu cá, bắt được những con cá nhỏ mà không chịu thả ra. Ở đây, nếu con cá có chiều dài dưới 38cm là người đi câu phải thả cá về lại hồ hoặc vịnh hoặc biển để cá có thể tiếp tục phát triển.

Câu chuyện 6:

Chiếc giày Hãng sản xuất giày thể thao lớn nhất của Mỹ và của thế giới - Nike, đặc biệt sáng tạo trong việc kết hợp nhận thức về môi trường với quá trình thiết kế. Từng đôi giày đều được phân loại dựa trên chỉ số bền vững. Mới đây, Nike cho ra mẫu giầy thể thao nữ hiệu Pegasus phiên bản thứ 25 nặng khoảng 280g phần mũi giầy bao gồm những vật liệu được tái chế như bọt tạo ra từ rác của quá trình sản xuất giày và bột gỗ; dây giày và phần nhám của bề mặt giày sử dụng polyester tái chế được tạo ra từ rác thải tiêu dùng như chai nhựa; đế giày là loại “cao su xanh” mà các nhà hóa học của Nike đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ 20 năm trước. Công thức mới này loại bỏ 96% chất độc có trong công thức cũ; phần giữa của đế giày (phần đệm) được gắn với phần đế dưới bằng loại băng keo có thành phần chính là nước, ít độc hại hơn các loại băng keo khác.

Câu chuyện 7:

Quả cầu năm mới Hàng năm, cứ đến lúc giao thừa chào đón năm mới, hàng triệu người trên thế giới đều chăm chú hướng về quả cầu khổng lồ lấp lánh đầy màu sắc tại quảng trường Thời đÐại, New York. Đúng 11h59 phút, quả cầu sẽ được hạ xuống trong lúc hàng triệu người đồng loạt đếm ngược đến những giây cuối cùng của năm mới. Quả cầu nặng 5.344 kg, phần vòm phía trên đỉnh dài 4m, được thắp sáng bởi 32.256 bóng đèn tiết kiệm nhiên liệu hiệu Luxeon Rebel LEDS của Philips và tạo ra được 16 triệu gam màu sắc khác nhau, cùng hàng tỷ kiểu đường nét như một chiếc kính vạn hoa. Điều đặc biệt khiến quả cầu này “xanh” hơn, thân thiện với môi trường hơn là mặc dù số bóng đèn LEDS tăng gấp 3 lần so với quả cầu cũ nhưng quả cầu mới tiết kiệm năng lượng đến 10 - 20%. Mức năng lượng tiêu tốn cho quả cầu trung bình trong vòng 1 tiếng chỉ bằng mức năng lượng của 2 chiếc lò nướng vẫn dùng trong gia đình. Thật là một điều kỳ diệu.



About the author

ng-nht-anh

i was born 1990 in ha noi, vietnam!

Subscribe 0
160