Bố tôi ra đi không một lời, những ông đã để lại quá nhiều cho mẹ con tôi, sức mạnh, niềm tin, và đặc biệt là tình yêu, điều tuyệt diệu kết nối chúng tôi với nhau dù là ở nơi đâu.
- Ông nấu mặn thế này ai ăn được! Mẹ quay mặt đi.
Bố tôi trên tay vẫn bê bát cháo, giọng bình thản:
- Vẫn là cháo ban sáng tôi hâm lại thôi, buổi sáng ăn có thấy bà bảo gì đâu.
Mẹ tôi nằm tựa thành giường, lòng bức bối, mắt nặng trĩu :
- Ông muốn tôi chết sớm thì cứ nói ra.
Bố tôi hơi cáu, hai lông mày nhíu lại.
- Tôi chưa chết sao bà chết đươc.
Đó là câu chuyện tôi hay phải nghe giữa bố và mẹ từ khi mẹ tôi phải nằm liệt giường. Căn bệnh đã khiến mẹ tôi bỏ lại hội dưỡng sinh, quên dần tiếng cười và sự hài hước, tập quen với việc nằm và đếm theo tiếng tích tắc, có những lúc tôi thấy mẹ nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ như nhìn kẻ thù của mình, rồi lại nhìn trừng trừng lên trần nhà, quay lại nhìn ra cửa sổ với cây xanh và bầu trời cao vời với vẻ mặt lạnh lùng như nhìn cái sẽ chẳng bao giờ thuộc về mình nữa, nhiều lúc thấy mẹ như ấm ức, tủi phận vì có người cướp đi cái gì rất quý giá của mẹ. Mẹ dần ít nói chuyện hơn, kể cả với tôi, sự cáu giận luôn thường trực trong mẹ, nó gặm nhấm tâm hồn mẹ.
Nếu ai đã từng bị bóng đè sẽ hiểu được phần nào cảm giác của mẹ lúc ấy, bạn càng cố giẫy giụa thì cái thân xác của bạn lại càng nghì bạn xuống, sợ hãi, hoang mang, tim bắt đầu đập nhanh, càng cố gắng cựa quậy, tim càng đậm nhanh, nỗi sợ hãi dâng cao,mồ hôi toát ra lạnh người, bất lực, nhưng bóng đè chỉ là cảm giác còn mẹ tôi bị liệt là hiện thực.
Bố bắt đầu quen với công việc của mẹ, đi chợ, nấu cơm, mấy con chim hót véo von bố tạm mang sang nhà mấy ông bạn trong hội chơi chim, vì mẹ tôi thấy chói tai, còn theo tôi mẹ thấy mẹ giống chúng, chẳng hiểu chúng đang hót hay kêu. Thể thao với bố bây giờ là việc luôn sẵn sàng chạy từ tầng 1 lên tầng 2, rồi từ tầng 2 xuống tầng 1 khi mẹ gọi hoặc cần thứ gì đó. Bố trước cao to, vẻ ngoài oai vệ, khuôn mặt điềm tĩnh, dù đã cao tuổi nhưng nhiều lần tôi vẫn thấy mấy bà trong khu nhìn bố với ánh mắt vui tươi, sáng rực lên, còn bây giờ họ khen bố dạo này đẹp lão quá, chắc bố chẳng để ý đến bộ tóc bồng bềnh của bố đã trắng hơn nửa đầu
Tôi vẫn phụ bố việc nhà, chăm sóc mẹ, dần dằn lòng quên đi việc sang nước ngoài học lên cao. Bố là người tinh tế, bố hiểu điều đó khi bố hỏi tôi việc đi du học, vẻ mặt tôi tỉnh bơ, nói bây giờ không muốn đi, rồi lảng sang những câu chuyện chẳng liên quan. Bố nhìn thẳng vào mắt tôi và bảo:
“Bố mẹ chỉ có thể là ngọn đèn soi sáng cho con vững bước đi, chứ không thể là vật cản trên con đường của con cái được. Mẹ con không phải là gắng nặng của con và bố, bà ấy là tình yêu, là điều tuyệt vời nhất gắn kết chúng ta với nhau. Bố hứa sẽ chăm sóc bà ấy thật tốt dù nhiều lúc bố muốn ngủ thiếp đi bên cạnh bà ấy, nhưng bố sẽ thức, thức đến chừng nào bà ấy còn thở”.
Bố là người học cao, những câu nói triết lý đó tôi đã nghe quá quen, nhiều lúc tôi để nó từ tai này sang tay kia cho nhẹ đầu, nhưng rất tự nhiên, nó trở thành những bậc thang vững chắc dẫn tôi đi trên con đường đời. Câu nói lần này của bố làm tôi khóc, khóc vì thấy mình vẫn còn bé quá trong ánh mắt bố, khóc vì vừa thấy một con nhỏ được bố tiếp thêm sức mạnh. Và rồi tôi đi, 3 năm học và làm việc bên nước ngoài đầy cố gắng, tôi cố gắng cho những điều tôi tin, bố tin, và mẹ tin nhưng không nói.
Tôi trở về, dường như vẫn chẳng có gì thay đổi, vẫn câu chuyện tương tự ngày xưa.
- Ông ninh thịt dai thế này ai ăn được.
Bố tôi chẳng thay đổi nét mặt, như đoán trước mẹ sẽ nói câu đó.
- Máy xay hỏng , tôi phải dã đấy, miếng nào không nuốt được thì bà nhè ra.
Mẹ như chẳng bao giờ thôi trước khi bố tôi im lặng.
- Ông muốn tôi chết thì cứ nói thẳng ra, tôi cũng mệt mỏi lắm rồi.
Câu nói của mẹ khiến tôi nghĩ đến một câu mà tôi đã từng đọc ở cuốn truyện nào đó “Đời đâu quá buồn, là con người cứ làm cho nó buồn đấy chứ”. Bố tôi vẫn câu nói ấy như quen miệng, nhưng trong thâm tâm ông thực nghĩ vậy.
- Tôi đã chết đâu mà bà đòi chết.
Người tính không bằng trời tính. Bố tôi ra đi trước mẹ, ông đi trong nhẹ nhàng, sau cơn đau tim chóng vánh trong đêm.
Mẹ tôi không gào thét, không khóc, bà nhìn qua cửa sổ, nhìn cây xanh và bầu trời cao vời, bà bảo tôi đón mấy con chim bố tôi đi gửi về, và thuê lấy một người giúp việc cho mẹ, mẹ làm những việc trước đây mẹ ghét. Tôi gặng hỏi, mẹ trả lời nhẹ tễnh:
- Ông ấy không còn, không được nghe ông ấy nói nữa, đón mấy con chim về nghe nó hót cho đỡ buồn. Mẹ sẽ tự chăm sóc được mình với sự giúp đỡ của cô giúp việc, con không cần quá bận tâm, ông ấy sẽ không cần dõi theo mẹ con mình mà lo lắng nữa.
Bố tôi ra đi không một lời, những ông đã để lại quá nhiều cho mẹ con tôi, sức mạnh, niềm tin, và đặc biệt là tình yêu, điều tuyệt diệu kết nối chúng tôi với nhau dù là ở nơi đâu.
Via : Riadio blog
***
- Ông nấu mặn thế này ai ăn được! Mẹ quay mặt đi.
Bố tôi trên tay vẫn bê bát cháo, giọng bình thản:
- Vẫn là cháo ban sáng tôi hâm lại thôi, buổi sáng ăn có thấy bà bảo gì đâu.
Mẹ tôi nằm tựa thành giường, lòng bức bối, mắt nặng trĩu :
- Ông muốn tôi chết sớm thì cứ nói ra.
Bố tôi hơi cáu, hai lông mày nhíu lại.
- Tôi chưa chết sao bà chết đươc.
Đó là câu chuyện tôi hay phải nghe giữa bố và mẹ từ khi mẹ tôi phải nằm liệt giường. Căn bệnh đã khiến mẹ tôi bỏ lại hội dưỡng sinh, quên dần tiếng cười và sự hài hước, tập quen với việc nằm và đếm theo tiếng tích tắc, có những lúc tôi thấy mẹ nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ như nhìn kẻ thù của mình, rồi lại nhìn trừng trừng lên trần nhà, quay lại nhìn ra cửa sổ với cây xanh và bầu trời cao vời với vẻ mặt lạnh lùng như nhìn cái sẽ chẳng bao giờ thuộc về mình nữa, nhiều lúc thấy mẹ như ấm ức, tủi phận vì có người cướp đi cái gì rất quý giá của mẹ. Mẹ dần ít nói chuyện hơn, kể cả với tôi, sự cáu giận luôn thường trực trong mẹ, nó gặm nhấm tâm hồn mẹ.
Nếu ai đã từng bị bóng đè sẽ hiểu được phần nào cảm giác của mẹ lúc ấy, bạn càng cố giẫy giụa thì cái thân xác của bạn lại càng nghì bạn xuống, sợ hãi, hoang mang, tim bắt đầu đập nhanh, càng cố gắng cựa quậy, tim càng đậm nhanh, nỗi sợ hãi dâng cao,mồ hôi toát ra lạnh người, bất lực, nhưng bóng đè chỉ là cảm giác còn mẹ tôi bị liệt là hiện thực.
Bố bắt đầu quen với công việc của mẹ, đi chợ, nấu cơm, mấy con chim hót véo von bố tạm mang sang nhà mấy ông bạn trong hội chơi chim, vì mẹ tôi thấy chói tai, còn theo tôi mẹ thấy mẹ giống chúng, chẳng hiểu chúng đang hót hay kêu. Thể thao với bố bây giờ là việc luôn sẵn sàng chạy từ tầng 1 lên tầng 2, rồi từ tầng 2 xuống tầng 1 khi mẹ gọi hoặc cần thứ gì đó. Bố trước cao to, vẻ ngoài oai vệ, khuôn mặt điềm tĩnh, dù đã cao tuổi nhưng nhiều lần tôi vẫn thấy mấy bà trong khu nhìn bố với ánh mắt vui tươi, sáng rực lên, còn bây giờ họ khen bố dạo này đẹp lão quá, chắc bố chẳng để ý đến bộ tóc bồng bềnh của bố đã trắng hơn nửa đầu
Tôi vẫn phụ bố việc nhà, chăm sóc mẹ, dần dằn lòng quên đi việc sang nước ngoài học lên cao. Bố là người tinh tế, bố hiểu điều đó khi bố hỏi tôi việc đi du học, vẻ mặt tôi tỉnh bơ, nói bây giờ không muốn đi, rồi lảng sang những câu chuyện chẳng liên quan. Bố nhìn thẳng vào mắt tôi và bảo:
“Bố mẹ chỉ có thể là ngọn đèn soi sáng cho con vững bước đi, chứ không thể là vật cản trên con đường của con cái được. Mẹ con không phải là gắng nặng của con và bố, bà ấy là tình yêu, là điều tuyệt vời nhất gắn kết chúng ta với nhau. Bố hứa sẽ chăm sóc bà ấy thật tốt dù nhiều lúc bố muốn ngủ thiếp đi bên cạnh bà ấy, nhưng bố sẽ thức, thức đến chừng nào bà ấy còn thở”.
Bố là người học cao, những câu nói triết lý đó tôi đã nghe quá quen, nhiều lúc tôi để nó từ tai này sang tay kia cho nhẹ đầu, nhưng rất tự nhiên, nó trở thành những bậc thang vững chắc dẫn tôi đi trên con đường đời. Câu nói lần này của bố làm tôi khóc, khóc vì thấy mình vẫn còn bé quá trong ánh mắt bố, khóc vì vừa thấy một con nhỏ được bố tiếp thêm sức mạnh. Và rồi tôi đi, 3 năm học và làm việc bên nước ngoài đầy cố gắng, tôi cố gắng cho những điều tôi tin, bố tin, và mẹ tin nhưng không nói.
Tôi trở về, dường như vẫn chẳng có gì thay đổi, vẫn câu chuyện tương tự ngày xưa.
- Ông ninh thịt dai thế này ai ăn được.
Bố tôi chẳng thay đổi nét mặt, như đoán trước mẹ sẽ nói câu đó.
- Máy xay hỏng , tôi phải dã đấy, miếng nào không nuốt được thì bà nhè ra.
Mẹ như chẳng bao giờ thôi trước khi bố tôi im lặng.
- Ông muốn tôi chết thì cứ nói thẳng ra, tôi cũng mệt mỏi lắm rồi.
Câu nói của mẹ khiến tôi nghĩ đến một câu mà tôi đã từng đọc ở cuốn truyện nào đó “Đời đâu quá buồn, là con người cứ làm cho nó buồn đấy chứ”. Bố tôi vẫn câu nói ấy như quen miệng, nhưng trong thâm tâm ông thực nghĩ vậy.
- Tôi đã chết đâu mà bà đòi chết.
Người tính không bằng trời tính. Bố tôi ra đi trước mẹ, ông đi trong nhẹ nhàng, sau cơn đau tim chóng vánh trong đêm.
Mẹ tôi không gào thét, không khóc, bà nhìn qua cửa sổ, nhìn cây xanh và bầu trời cao vời, bà bảo tôi đón mấy con chim bố tôi đi gửi về, và thuê lấy một người giúp việc cho mẹ, mẹ làm những việc trước đây mẹ ghét. Tôi gặng hỏi, mẹ trả lời nhẹ tễnh:
- Ông ấy không còn, không được nghe ông ấy nói nữa, đón mấy con chim về nghe nó hót cho đỡ buồn. Mẹ sẽ tự chăm sóc được mình với sự giúp đỡ của cô giúp việc, con không cần quá bận tâm, ông ấy sẽ không cần dõi theo mẹ con mình mà lo lắng nữa.
Bố tôi ra đi không một lời, những ông đã để lại quá nhiều cho mẹ con tôi, sức mạnh, niềm tin, và đặc biệt là tình yêu, điều tuyệt diệu kết nối chúng tôi với nhau dù là ở nơi đâu.
- Bích Nguyễn
Via : Riadio blog