Bà bầu có nên ăn rau ngót? Việc ăn uống trong thai kỳ là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu, đặc biệt là những lưu ý về thực phẩm nên và không nên ăn. Trong đó, rau ngót là một trong những băn khoăn khá lớn của phụ nữ mang thai
Thành phần dinh dưỡng từ rau ngót
Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng từ rau ngót cho thấy trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), Vitamin C (185mg%).
Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin…
Bà bầu có nên ăn rau ngót?
Thực tế, trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Bà bầu nên hạn chế ăn rau ngót: Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo rằng “Không dùng papaverin cho người có thai”. Những phụ nữ mang thai có tiền sử đẻ non, sảy thai, thụ tinh ống nghiệm tốt nhất hạn chế ăn rau ngót ở mức tối đa.
Rau ngót cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho: Glucocorticoid, kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính thành phần của rau ngót hoặc những thực phẩm ăn kèm khác.
Ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ: Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc rau ngót tươi, cách ăn này còn thêm một tác hại nữa đó là gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn.
-Để đảm bảo an toàn, bà bầu không nên dùng rau ngót tươi, thay vào đó, nấu chín để phòng nguy cơ sảy thai. Lưu ý chọn loại tươi, sạch, để tránh ngộ độc thực phẩm.
–Rau ngót gây sảy thai: Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, sau nạo phá thai, thường uống nước rau ngót để chữa sót rau nhau. Chỉ cần uống khoảng 100ml nước rau ngót tươi, khoảng 15-20 phút sau, rau nhau sẽ ra.
Rau ngót là bài thuốc cho phụ nữ sau sẩy thai: Hơn nữa, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai…có thể dùng rau ngót như một bài thuốc chữa sót rau nhau, nên tốt nhất các bà bầu nên hạn chế ăn rau ngót và tuyệt đối không nên uống nước rau ngót sống.
Những món nên bổ sung trong thai kỳ
Bánh mỳ: Chứa nhiều chất xơ, kẽm (cấu thành tế bào và tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ) và các vitamin nhóm B.
Rau bina: (rau chân vịt) loại rau lá xanh này có nhiều chất sắt rất cần thiết cho sự phát triển tế bào máu. Những tế bào này giúp vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể mẹ và giúp bé phát triển trong tử cung của mẹ.
Cá hồi: dầu cá hồi là nguồn axit béo omega-3 dồi dào nhất, đây là chất tối quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé và hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn quá 2 lần một tuần.
Nho khô: cung cấp cho bạn năng lượng tự nhiên. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón
Thịt nạc đỏ: Giàu chất sắt, chất thiết yếu để hình thành hồng cầu cho trẻ nhỏ và giúp bạn ngăn ngừa chứng thiếu máu khi mang thai.
Sữa: chứa hàm lượng canxi và chất dinh dưỡng khác dồi dào nhất và thai phụ lẫn thai nhi đều cần nhiều canxi để xương và răng chắc khỏe cũng như ổn định huyết áp.