Bà bầu ăn chay có được không?

Posted on at


bà bầu ăn chay có được không? Rất nhiều phụ nữ ăn chay thường lo sợ chế độ ăn chay sẽ ảnh hưởng đến em bé đang lớn dần trong bụng. Bạn phân vân không biết liệu có thể theo đuổi chế độ ăn uống này nữa không?

Những điều nên và không nên khi ăn chay

Nên

Có rất nhiều điểm tích cực khi duy trì chế độ ăn chay lúc có thai. Chẳng hạn, nguồn cung cấp protein đến từ rau quả sẽ tốt hơn cho thận. Thêm vào đó, một phụ nữ ăn chay có thể tránh được bênh sâu răng- một bệnh phổ biến ở các bà mẹ. Ngoài ra, ăn chay sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, táo bón, bệnh tim mạch, tiểu đường mẫu 2, ung thư và bệnh sỏi mật, vv…

Một lợi ích nữa của việc ăn chay, theo như bà Martha K. Grodrian, một chuyên gia dinh dưỡng thẩm mỹ thuộc bệnh viện Good Samaritan ở Dayton, bang Ohio: “Hầu hết phụ nữ ăn ít đồ ăn nhanh và có một chế độ ăn uống dinh dưỡng hơn khi ăn chay”.

Không nên

Phải mất khá nhiều công sức để duy trì chế độ ăn chay khi có thai mặc dù đó có thể là một lựa chọn tốt cho sức khỏe “Sẽ tốn nhiều công sức để lên kế hoạch một bữa ăn hiệu qủa theo một chế độ ăn chay tốt cho sức khỏe trong thai kỳ”, bà Grodrian chia sẻ “Nhìn chung, phụ nữ loại bỏ càng nhiều loại thức ăn ra khỏi thực đơn thì sẽ càng khó để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể”. Tuy nhiên, việc bổ sung chế độ ăn kiêng cũng có thể lấp đi khoảng trống này”.

Một phụ nữ chuyên ăn chay (kèm trứng và sữa) có thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thông qua một chế độ ăn uống hợp lý và việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Một phụ nữ ăn chay trường niên không ăn thịt động vật sẽ cần bổ sung thêm vitamin B12, sắt và có thể thêm cả can-xi, kẽm và vitamin D.

Mặc dù tốn nhiều công sức hơn để theo một chế độ ăn chay nhưng các bà bầu lại có thể khỏe hơn: “Chế độ ăn kiêng của tôi rất dễ theo, bà Dependahl nói “Tôi không phải đối mặt với bất cứ khó khăn nào bởi tôi rất thích ăn rau, đậu phụ, trứng, sữa và đặc biệt là cá”

Những điều cần biết khi bà bầu ăn chay

  •  Bác sĩ sản khoa là người thông thạo với hồ sơ bệnh án nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về một chế độ ăn chay lý tưởng.
  •  Điều quan trọng là bà bầu nên luyện thể dục thật nhiều.
  •  Một chế độ ăn chay thích hợp nên có nhiều hoa quả và salad.
  •  Vitamin E và viên dầu cá (nhiều người vẫn dùng dầu cá cho bữa ăn chay) rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
  •  Uống nước đậu lăng và ăn ít nhất 2 cốc sữa và sữa chua trong một ngày.
  •  Trong bữa ăn chay của bà bầu nên có thành phần dầu ăn. Tránh ăn quá nhiều bơ và pho mát vì nó sẽ làm quá tải lượng calo trong cơ thể.
  •  Điều quan trọng là lượng đường trong máu của bà bầu nên được kiểm soát chặt chẽ và bà bầu nên kiểm tra lượng glucose trong máu bằng máy đo lượng đường tại nhà. Trong một ngày bà bầu nên đo từ 2 – 3 lần và nếu lượng đường nằm trong mức kiểm soát thì thai nhi trong bụng sẽ khỏe mạnh và không bị tăng cân. Một lời khuyên cho bà bầu là nên đi siêu âm từ tuần thứ 28 đến tuần 34 để đảm bảo rằng thai nhi không bị quá cân dẫn đến béo phì.
  •  Khi cơ thể bà bầu ngày càng lớn lên, lượng đường trong máu có thể không kiểm soát được và bà bầu cần được đưa đi khám. Do đó mọi thứ đều tùy thuộc vào bà bầu khi lựa chọn một chế độ ăn ngon và đủ dinh dưỡng sao cho lượng đường trong máu được kiểm soát.
  •  Các món ăn chay nên bao gồm bánh cuộn chapati và nhiều rau. Tránh ăn bánh mỳ, nên ăn salad 2 lần 1 ngày và 4 – 5 quả trong một ngày.

Chú ý khi bà bầu ăn chay

Tuy nhiên khi đang nuôi dưỡng một bào thai đang ngày một phát triển trong cơ thể mình, bà bầu nếu ăn chay không khoa học và đầy đủ chất có thể bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu, từ đó ảnh hưởng xấu đến bé trong bụng mẹ.

Theo các bác sĩ thuộc viện Sản Trung ương cho biết, nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực và sức đề kháng của trẻ sau này, đồng thời ngay bản thân mẹ bầu khi mang thai sẽ cần một lượng lớn sắt và canxi cung cấp cho sự hình thành và phát triển của thai nhi nếu ăn uống thiếu chất cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.

Vì vậy, bà bầu không nên ăn chay trong thời gian dài, khi ăn chay nên ăn chay một cách khoa học, có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo bổ sung sinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi.



About the author

160