Bà bầu ăn thịt ếch có được không

Posted on at


bà bầu ăn thịt ếch có được không. Bà bầu được ăn thịt ếch. Tuy nhiên, bà bầu nên cẩn thận khi ăn thịt ếch. Phải chọn ếch có nguồn gốc rõ rang, chế biến đảm bảo vệ sinh thực phẩm trước khi ăn.

Do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam cao đến 75%. Ấu trùng màu trắng, lẫn màu thịt nên khó phát hiện. Sau khi vào ruột người, chúng nhanh chóng di chuyển đến các bộ phận khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm.

Nguy hiểm hơn cho phụ nữ mang thai, vì khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ gây nhiễm bệnh cho cơ thể mẹ và thai nhi, ấu trùng sán còn có thể xuyên qua bào thai xâm nhập vào thai nhi và có thể gây nguy hại cho thai.

Đó chưa kể là hiện nay ếch còn bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu ở ruộng đồng, người đánh bắt ếch dùng mồi tẩm chất gây mùi mạnh, trong đó có mã tiền (một đông dược độc) để dễ đánh bắt ếch… rất nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.

Dinh dưỡng trong thịt ếch

Trong dân gian, ếch được ví như gà đồng bởi thịt có vị thơm ngon, dai và bổ dưỡng. Đây thit ech, ech,cũng đã trở thành món ăn đặc sản ở nhiều vùng trên khắp cả nước.

Thịt ếch có màu trắng, chứa nhiều protein và dưỡng chất. Trong 100g thịt ếch, có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B12,… cung cấp cho cơ thể khoảng 92kcal. Với vị ngọt, tính hàn, thịt ếch có công dụng thanh nhiệt, giúp tăng cường sức khỏe, an thai, lợi tiểu, trị phù thũng, … để bồi dưỡng sau khi sinh hay lúc mới ốm dậy, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bởi vậy, thịt ếch đã trở thành vị thuốc dành cho trẻ nhỏ bị rôm sẩy, còi xương, suy dinh dưỡng; phụ nữ sau khi sinh bị phù, sức khỏe kém,… và được nhiều người lựa chọn trong chế biến các món ăn

Bà bầu có được ăn thịt ếch không?

Kỳ thực, phụ nữ mang thai ăn thịt ếch rất nguy hiểm. Phụ nữ mang thai ăn thịt ếch rất dễ nhiễm phải trùng sabs spirometra mansoni.

Côn trùng và ấu trùng sán này đều có thể ký sinh trên các tổ chức mềm và nội tạng của cơ thể người, nhưng khả năng gây bệnh của côn trùng không lớn, sự nguy hiểm của ấu trùng lớn gấp nhiều lần côn trùng, người bị nhiễm bệnh gọi là bệnh sán.

Phụ nữ mang thai sau khi bị nhiễm ấu trùng sán sẽ gây nhiễm bệnh cho cơ thể mẹ và thai nhi. Khả năng di chuyển của ấu trùng sán dây rất lớn, chỉ cần có một lỗ hổng, chúng lập tức phóng độc tố vào tiềm ẩn trong cơ thể người mẹ.

Ấu trùng sán còn có thể xuyên qua bào thai xâm nhập vào thai nhi, nếu mang thai giai đoạn đầu có thể dẫn đến thai chết lưu, sảy thai, ở giai đoạn giữa và cuối có thể làm cho thai nhi bị dị hình.

Hơn nữa, hiện nay ngành nông nghiệp đang sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu, trong quá trình ăn các cô trùng bị hại như ếch, cũng tự nhiên tích lũy vào trong cơ thể mình những chất hóa học từ cơ thể các côn trùng bị giết.

Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên ăn thịt ếch, đặc biệt là ếch đồng (hàm lượng thuốc trừ sâu cao), sẽ làm cho sự bài tiết của tuyến giáp trạng của thai nhi trong bụng mẹ giảm đi, dẫn tới sự phát triển không bình thường của đại não và hệ thống thần kinh của thai nhi.

Những thai nhi này sau khi sinh ra, thế chất không chỉ nhỏ yếu mà chắc chắn có sự khó khăn trong quá trình phát triển trí tuệ và vận động.

Lưu ý khi chế biến thịt ếch

Ếch là món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên, do môi trường sống của loài này là đồng ruộng nên chúng có thể chứa các ấu trùng sán dễ gây bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không chế biến thịt ếch đúng cách thì sau khi ăn, ấu trùng sán sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho người mẹ và thai nhi. Nhưng thịt ếch lại là món ăn ngon, chứa nhiều dưỡng chất nên phụ nữ mang thai không nên loại bỏ hẳn thực phẩm này khỏi thực đơn của mình. Vì vây, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý trong khâu chế biến để đảm bảo độ an toàn cho món ăn. Bạn cần chọn ếch tươi, còn sống rồi mổ, làm sạch ruột. Bạn phải tách những đường gân chỉ trên đùi ếch do ấu trùng sán dễ ẩn nấp trong các mạch máu hay gân cơ của chúng. Đặc biệt, bạn nên dùng các món ăn từ thịt ếch đã được nấu chín kỹ để loại trừ các ký sinh trùng có thể nằm trong đó.



About the author

160