bà bầu ngủ như thế nào là đúng cách? Trong thời gian mang thai,ngoài việc dinh dưỡng, vận động thì tư thế nằm ngủ như thế nào để thoái mái và có lợi nhất cho thai kỳ có lẽ là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Tư thế nằm ngủ rất quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
- thuốc bổ khớp glucosamin
- thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
- viên uống bổ sung collagen
- giup tang cuong tri nho
- aloha dong trung ha thao
Không nên nằm ngửa và nằm nghiêng bên phải và nằm sấp khi mang thai
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, tư thế nằm ngửa có thể không gây ảnh hưởng quá lớn đến bà bầu vì trong giai đoạn này trọng lượng của thai nhi vẫn chưa lớn. Tuy nhiên, từ tuần thứ 16 của thai kỳ, bà bầu không nên nằm ngửa vì khi nằm tư thế này trọng lượng của thai nhi sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn. Từ đó gây nguy cơ bị đau các khớp, nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm giảm lượng máu cung ứng cho thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi.
Không những thế, bà bầu nằm ngửa trong một thời gian dài, cung ứng huyết dịch của thận cũng không đầy đủ, làm tăng hàm lượng angiotensin trong huyết quản gây co thắt huyết quản.
Nằm ngửa còn có thể làm giảm huyết áp gây ra triệu chứng chóng mặt cho bà bầu, gây ra tình trạng ngáy ngủ, tăng cân và thậm chí ngừng thở khi ngủ.
Trong khi đó, bên phải cơ thể là nơi các tĩnh mạch chủ đi qua. Khi bà bầu nằm nghiêng sang bên này, trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực lên các dây chằng và màng tử cung bị kéo căng, mạch máu cũng bị kéo căng, cản trở quá trình lưu thông máu cho thai nhi. Điều này khiến việc cung cấp máu cho em bé bị gián đoạn, khiến thai nhi thiếu dưỡng khí.
Tư thế nằm sấp cũng là tư thế được khuyến cáo nên tránh trong thời kỳ mang thai. Bởi vì tư thế này không chỉ gây ra sự khó chịu cho bà bầu mà còn rất dễ gây tổn thương cho thai nhi.
Nên nằm nghiêng bên trái khi mang thai
Nằm ngủ nghiêng bên trái là tư thế tốt nhất cho bà bầu vì nó giúp làm tăng lưu lượng máu tới thai nhi đồng nghĩa với tăng lượng dinh dưỡng cho bé. Không những thế, khi nằm nghiêng sang bên trái, thận có thể dễ dàng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể từ đó làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể giúp bà bầu tránh được nguy cơ mắc chứng phù thũng ở mắt cá, chân, bàn tay.
Ngoài ra, theo một chứng minh của các nhà nghiên cứu Anh, bà bầu nằm nghiêng sang bên trái ít có khả năng sinh non hơn những thư thế ngủ khác.
Ngoài ra nằm nghiêng bên trái còn giúp tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi và làm giảm chứng huyết áp thấp ở bà bầu.
Vì vậy, bà bầu hãy tập cho mình thói quen ngủ nằm nghiêng sang bên trái ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
Các tư thế ngủ khi mang thai nên tránh
Tránh nằm ngửa khi mang thai
Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ không nên nằm ngửa vì tư thế nằm này sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung, làm giảm lượng máu dồn đến động mạnh chủ. Do đó, tử cung sẽ bị thiếu máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai trong bụng.
Hơn nữa, tư thế nằm ngửa cũng khiến cho các chất độc hại khó được đào thải ra ngoài cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, thai phụ có thể gặp phải các triệu chứng đau thắt ngực, chóng mặt, tụt huyết áp, gây ngạt thai nhi và thậm chí tử vong.
Khi mang thai, không nên nằm nghiêng về bên phải
Trước khi chào đời, thai nhi thường có xu hướng quay sang bên phải, nếu thai phụ cũng nằm nghiêng sang phải thì tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung.
Vì vậy việc nằm nghiêng sang trái có thể cải thiện tình trạng trên và giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.
Khi mang thai, không nên nằm sấp hoặc gục xuống bàn
Khi đi làm, vì mệt mỏi nên nhiều bà bầu hay có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút. Tuy nhiên ít người biết rằng, tư thế ngủ này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong bụng.
Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.
Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần hết sức lưu ý, hãy tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.
Các tư thế ngủ ảnh hướng nhiều tới sức khỏe của mẹ và con trẻ hãy ngủ đúng cách và đúng tư thế sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho bé sau khi sinh. Chúc các bà bầu luôn luôn khỏe mạnh.
Một số cách giúp ngủ ngon:
– Luôn ngủ vào 1 giờ nhất định.
– Giữ cho phòng ngủ luôn thông thoáng và ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè. Chuyển các thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ để tạo không gian thanh bình. Các loại rèm dày dặn cũng sẽ giúp ngăn cản ánh sáng hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
– Tránh các đồ uống có cồn, cafein như cola, trà hay cà phê, đặc biệt là không uống vào buổi tối.
– Ăn tối sớm với thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Các loại gia vị hay thức ăn dầu mỡ có thể dẫn tới tình trạng ợ chua, ợ nóng, gây khó ngủ.
– Tập thể dục hay tham gia một lớp yoga dành cho bà bầu. Các bản nhạc không lời nhẹ nhàng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
– Tắm nước ấm trước khi ngủ. Có thể nhờ chồng mát xa chân để tăng tuần hoàn máu, làm “nhẹ” chân, giúp bạn dễ ngủ hơn.
– Nếu không thể ngủ đêm thì hãy ngủ thật nhiều giấc ngắn vào ban ngày nhưng đừng có ngủ vào lúc chiều muộn đấy nhé.
– Thỉnh thoảng đổi phòng ngủ để thay đổi không khí. Giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ để tạo cảm giác dễ chịu.
– Nếu tất cả những việc trên không giúp ích được gì thì đừng nằm trên giường, hãy đi dạo quanh nhà, đọc sách, nghe nhạc hay xem tivi. Hãy thư giãn với những suy nghĩ lạc quan, về tương lai của công chúa/hoàng tử sắp chào đời…
– Cuối cùng, chỉ còn cách duy nhất là trao đổi với bác sĩ nếu bạn vẫn khó ngủ.