Vừa lúc nãy có dịp đi xe ôm về nhà, tài xế là một anh người Hải Phòng lang bạt từ Bắc vào Nam với đủ kế sinh nhai. Anh kể từng vượt biên sang Hong Kong ở trại tỵ nạn, rồi bị trả về Việt Nam, sau đó lại trốn sang Hong Kong để mưu sinh vì cuộc sống ở đó, theo anh, tốt hơn ở xứ mình nhiều. Khi vượt biên lần hai, anh bị bắt giam vài năm ở Hong Kong.
Chẳng biết tôi đã “được” đi tù ở xứ thiên đường XHCN, nên anh nói có vẻ từng trải hơn người, “em từng ở tù Việt Nam, đến khi bị tù ở Hong Kong, mới thấy xứ người ta sướng thế nào!” Tôi hỏi, “thế nào là sướng?” Anh huyên thuyên bất tận như sau (xin thuật lại nguyên văn): “Ở Hong Kong buồng giam chỉ ba người, được tắm nước nóng, có máy điều hòa dù chẳng cần đến vì trời mát mẻ, xem phim và đọc sách chán thì thôi, chiều ra ngoài đá bóng trên một sân rộng mênh mông, không thích thì tập thể hình hay các môn thể thao khác. Ăn uống ngày hai bữa, thịt cá, rau quả và trái cây ê hề. Thích thì làm việc để kiếm thêm tiền tiêu xài, như mua thuốc lá và gọi điện thoại.
Quản giáo đề nghị làm việc, nếu thích thì làm, không thì từ chối mà chẳng bị gì cả, vì mình có quyền con người.” Tôi đằng hắng giọng khi nghe đến thuật ngữ “nhạy cảm” này để xem phản ứng anh ta thế nào. Anh đang lái xe, xoay cổ lại nhìn tôi, rồi nói tiếp: “Bác chả biết quyền con người à? Đơn giản thế này nhá, tôi thích thì đi làm nhưng phải trả công cho tôi đàng hoàng, mà họ đưa xe hơi chứ không phải xe tù đến đón bọn em đi đến một hãng may mặc làm ở khâu đóng gói thành phẩm, mình mặc áo công nhân của hãng, chứ không phân biệt người tù với công nhân bình thường. Làm ngày nào hãng trả công ngày đó, về trại giam sẽ được ghi vào sổ để sau này cần xài thì cứ tiêu. Nếu không thích đi làm, thì ở trại chơi thể thao, đéo thằng quản giáo nào dám đánh chửi bọn em, vì nếu không sẽ bị kiện chết bố cả lũ. Ở Việt Nam mà thế, sẽ bị xem là chống đối rồi đánh cho bỏ mẹ! Em ở tù Hải Phòng rồi, luôn bị đánh vì nhiều lúc bệnh nặng không thể đi làm nổi!” Đoạn, anh lại xoay cổ nhìn sang tôi, “đấy là quyền con người đấy bác ạ!”
Tôi vỗ vai anh bạn, “bây giờ về nước mình sống tự do, sung sướng hơn chứ!” Anh chàng chửi thề ngay, “chán bỏ mẹ, thân em bây giờ lo không xong, ban ngày làm bảo vệ canh gác cửa tiệm mắt kính cho chủ, buổi tối chạy xe ôm kiếm thêm, mà vẫn không đủ xài nói chi đến có vợ con. Ở tù Hong Kong cách đây gần 20 năm mà còn sướng hơn ở Việt Nam bây giờ, em định tìm đường vượt biên để ở tù bên đó tiếp đây.” Tôi chỉ biết khuyên, “thôi đi ông, dù sao sống tự do vẫn thích hơn, chuyện cơm áo quan trọng gì!
Tôi từng bị tù ở Việt Nam gần 4 năm nên hiểu giá trị của tự do mà.” Anh chàng đạp thắng xe, vì cũng vừa đến nhà tôi. Khi tôi bước xuống xe, anh đưa mắt nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi bảo: “Tại bác chưa ở tù xứ tư bản nên nghĩ thế thôi, em ở cả hai nơi rồi, cuộc sống nước mình bây giờ còn tệ hơn ở tù tư bản bác ạ!” Tôi lắc đầu, mỉm cười, lấy tiền trả gấp đôi số cước phí anh đã đề nghị ban đầu, “gửi anh thêm để cà phê nhé, cám ơn về câu chuyện hay mà không đi tận nơi, không thể biết!” Anh chàng đâu ngờ rằng câu chuyện thật tình của anh lại là nguồn cảm hứng để tôi viết bài này (!).
Nhìn anh chạy xe đi, tôi bùi ngùi nhớ cảnh các bạn tù của tôi ở Xuân Lộc và Chí Hòa bị cưỡng bức lao động không công một cách nhọc nhằn thế nào, mà suất ăn hàng ngày chỉ có cơm và canh “toàn quốc”, mỗi tuần được một bữa ăn thịt và một bữa ăn cá nghèo nàn. Ai bị bệnh thì được phát thuốc qua loa, cáo bệnh để nghỉ ở buồng giam, thì bị quản giáo đánh chửi bằng những lời miệt thị khó nghe, hoặc nghi ngờ “mày quẻ à?” (tức là giả đò bệnh để nghỉ lao động). Một quản giáo ở Chí Hòa tên “B…” bị tù nhân căm ghét gọi biệt danh là “B… chó”, vì thường xuyên đánh chửi tù nhân và gọi họ là “thú tù”. Quyền con người ở xứ thiên đường là thế! Bỗng nhớ lời Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương ca ngợi chế độ lao tù hiện nay, mà thầm muốn vả vào mồm hắn một phát, thật là ăn gì … không biết! Xin tri ân anh bạn đường tối nay đã mở rộng thêm hiểu biết của tôi, dù cảm xúc ngậm ngùi vẫn còn đeo bám trong lòng chưa nguôi …
Anh kể từng vượt biên sang Hong Kong ở trại tỵ nạn, rồi bị trả về Việt Nam, sau đó lại trốn sang Hong Kong để mưu sinh vì cuộc sống ở đó, theo anh, tốt hơn ở xứ mình nhiều. Khi vượt biên lần hai, anh bị bắt giam vài năm ở Hong Kong. Chẳng biết tôi đã “được” đi tù ở xứ thiên đường XHCN, nên anh nói có vẻ từng trải hơn người, “em từng ở tù Việt Nam, đến khi bị tù ở Hong Kong, mới thấy xứ người ta sướng thế nào!” Tôi hỏi, “thế nào là sướng?” Anh huyên thuyên bất tận như sau (xin thuật lại nguyên văn):
“Ở Hong Kong buồng giam chỉ ba người, được tắm nước nóng, có máy điều hòa dù chẳng cần đến vì trời mát mẻ, xem phim và đọc sách chán thì thôi, chiều ra ngoài đá bóng trên một sân rộng mênh mông, không thích thì tập thể hình hay các môn thể thao khác. Ăn uống ngày hai bữa, thịt cá, rau quả và trái cây ê hề. Thích thì làm việc để kiếm thêm tiền tiêu xài, như mua thuốc lá và gọi điện thoại. Quản giáo đề nghị làm việc, nếu thích thì làm, không thì từ chối mà chẳng bị gì cả, vì mình có quyền con người.”
Tôi đằng hắng giọng khi nghe đến thuật ngữ “nhạy cảm” này để xem phản ứng anh ta thế nào. Anh đang lái xe, xoay cổ lại nhìn tôi, rồi nói tiếp: “Bác chả biết quyền con người à? Đơn giản thế này nhá, tôi thích thì đi làm nhưng phải trả công cho tôi đàng hoàng, mà họ đưa xe hơi chứ không phải xe tù đến đón bọn em đi đến một hãng may mặc làm ở khâu đóng gói thành phẩm, mình mặc áo công nhân của hãng, chứ không phân biệt người tù với công nhân bình thường. Làm ngày nào hãng trả công ngày đó, về trại giam sẽ được ghi vào sổ để sau này cần xài thì cứ tiêu. Nếu không thích đi làm, thì ở trại chơi thể thao, đéo thằng quản giáo nào dám đánh chửi bọn em, vì nếu không sẽ bị kiện chết bố cả lũ. Ở Việt Nam mà thế, sẽ bị xem là chống đối rồi đánh cho bỏ mẹ! Em ở tù Hải Phòng rồi, luôn bị đánh vì nhiều lúc bệnh nặng không thể đi làm nổi!” Đoạn, anh lại xoay cổ nhìn sang tôi, “đấy là quyền con người đấy bác ạ!” Tôi vỗ vai anh bạn, “bây giờ về nước mình sống tự do, sung sướng hơn chứ!” Anh chàng chửi thề ngay, “chán bỏ mẹ, thân em bây giờ lo không xong, ban ngày làm bảo vệ canh gác cửa tiệm mắt kính cho chủ, buổi tối chạy xe ôm kiếm thêm, mà vẫn không đủ xài nói chi đến có vợ con. Ở tù Hong Kong cách đây gần 20 năm mà còn sướng hơn ở Việt Nam bây giờ, em định tìm đường vượt biên để ở tù bên đó tiếp đây.”
Tôi chỉ biết khuyên, “thôi đi ông, dù sao sống tự do vẫn thích hơn, chuyện cơm áo quan trọng gì! Tôi từng bị tù ở Việt Nam gần 4 năm nên hiểu giá trị của tự do mà.” Anh chàng đạp thắng xe, vì cũng vừa đến nhà tôi. Khi tôi bước xuống xe, anh đưa mắt nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi bảo: “Tại bác chưa ở tù xứ tư bản nên nghĩ thế thôi, em ở cả hai nơi rồi, cuộc sống nước mình bây giờ còn tệ hơn ở tù tư bản bác ạ!” Tôi lắc đầu, mỉm cười, lấy tiền trả gấp đôi số cước phí anh đã đề nghị ban đầu, “gửi anh thêm để cà phê nhé, cám ơn về câu chuyện hay mà không đi tận nơi, không thể biết!” Anh chàng đâu ngờ rằng câu chuyện thật tình của anh lại là nguồn cảm hứng để tôi viết bài này (!). Nhìn anh chạy xe đi, tôi bùi ngùi nhớ cảnh các bạn tù của tôi ở Xuân Lộc và Chí Hòa bị cưỡng bức lao động không công một cách nhọc nhằn thế nào, mà suất ăn hàng ngày chỉ có cơm và canh “toàn quốc”, mỗi tuần được một bữa ăn thịt và một bữa ăn cá nghèo nàn. Ai bị bệnh thì được phát thuốc qua loa, cáo bệnh để nghỉ ở buồng giam, thì bị quản giáo đánh chửi bằng những lời miệt thị khó nghe, hoặc nghi ngờ “mày quẻ à?” (tức là giả đò bệnh để nghỉ lao động). Một quản giáo ở Chí Hòa tên “B…” bị tù nhân căm ghét gọi biệt danh là “B… chó”, vì thường xuyên đánh chửi tù nhân và gọi họ là “thú tù”. Quyền con người ở xứ thiên đường là thế! Bỗng nhớ lời Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương ca ngợi chế độ lao tù hiện nay, mà thầm muốn vả vào mồm hắn một phát, thật là ăn gì … không biết! Xin tri ân anh bạn đường tối nay đã mở rộng thêm hiểu biết của tôi, dù cảm xúc ngậm ngùi vẫn còn đeo bám trong lòng chưa nguôi …
[blog] Chuyện ở tù xứ tư bản...
Posted on at