Cư nhân không làm đươc việc, thất nghiệp thì trách ai

Posted on at


Trước kia, khi vẫn còn thi giai đoạn, học sinh thường hay đùa “vào trường mới khó chứ kiểu gì chả ra trường được”. Còn bây giờ, cả vào – ra trường đều dễ hơn rất nhiều.

Nhưng đó lại là sự thật khi có quá nhiều trường ĐH, CĐ mở ra đào tạo ồ ạt, có thể thấy môn chuyên ngành của trường này cũng là môn bắt buộc của trường kia. Chưa nói đến chuyện “sính” bằng cấp, ai cũng có thể trả lời được rằng, thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp là do đào tạo mà ra. Chất lượng đào tạo hiện nay là cả một vấn đề.

 

 
Đào tạo lý thuyết nhiều trong khi thực hành là cần thiết thì quá yếu. Vào hai trường Đại học Bách khoa lớn nhất nước, trường nào cũng có khoa chế tạo ô tô nhưng đúc được cái lốc máy nào không thì chưa ai dám chắc chắn làm được.Thế là mấy em thanh niên học nghề làm nghề không được nên đành chen chân học làm thầy. Mà làm thầy cũng không xong nên thôi học lại lên bậc thạc sĩ. 

Rồi thạc sĩ chỉ biết đi dạy mớ lý thuyết còn bằng sáng chế, sáng tạo thì không thấy đâu. Dẫn đến công ty nào đầu tư vào Việt Nam cũng phải đưa công nhân đi đào tạo lại. Đừng trách con người Việt Nam không nỗ lực học tập và rèn luyện. Hễ em nào có điều kiện ra nước ngoài học tập cũng làm nên kỳ tích nơi xứ người. 

Các bạn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp hãy đừng trách xã hội những lý do đâu đâu, mà cần tự trách mình trước, xem lại vì sao các nhà tuyển dụng đã không thèm nhìn đến mình.

Ngoài ra, vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục hiện nay ai cũng thấy mà không biết phải làm gì. Đi học thì chỉ lo trốn học, đi chơi, đến lúc thi thì hò nhau nộp tiền chạy thầy. Môn nào sinh viên không qua được thì số tiền 'đi thầy' lại tăng lên. Đấy là chưa kể, số lượng sinh viên bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội ngày một tăng.
 
Đó chỉ là một mặt tiêu cực của giáo dục ĐH, cũng là hệ quả của việc xác định hướng đi, chọn nghề phù hợp cho mình. Không có mục tiêu, sinh viên chán nản, cố gắng học cho qua môn thế là được rồi. Trong xã hội có những ngành nghề cực hiếm nhân lực, nhu cầu công việc lúc nào cũng có nhưng chúng chỉ được đào tạo trong các trường nghề, trường trung cấp nên bị bỏ lơ. Nhưng đây mới là con đường thiết thực nhất cho các bạn học sinh, sinh viên. Học trung cấp công nghệ thông tin, học trung cap mam non, nấu ăn, dược... cũng có thể đưa bạn tới thành công nếu bạn có đủ đam mê và quyết tâm theo đuổi nó.

>> học trung cấp sư phạm mầm non 2015
 


About the author

160