Mũi là vùng thường xuất hiện mụn đầu đen hơn hẳn so với các vùng khác trên gương mặt. Làm thế nào để xóa sạch những đốm mụn xấu xí này?
Vì sao mụn đầu đen xuất hiện nhiều trên vùng mũi?
- Mũi thuộc vùng chữ T - là vùng da tiết nhiều chất bã nhờn, mồ hôi nhất nên bụi bẩn cũng rất dễ bám dính lên vùng da này và tạo nên các đốm mụn đầu đen.
- Da ở vùng cánh mũi, đầu mũi tương đối mỏng, lỗ chân lông lại thường lớn hơn nên dễ tạo điều kiện cho bã nhờn, bụi bẩn tích tụ vào hình thành mụn đầu đen.
- Mũi đồng thời cũng là vùng da ít được chăm sóc nhất trên khuôn mặt, không giống như mắt, má, môi, thường được để ý nhiều hơn.
Các cách trị mụn đầu đen vùng mũi đơn giản:
- Xông mũi bằng nước nóng:
Cách xử lý tương đối dễ thực hiện cho những đốm mụn đầu đen ở 2 bên cánh mũi là xông da mũi bằng hơi nước nóng tầm 5 phút. Việc xông hơi này sẽ giúp mở rộng các lỗ chân lông. Sau đó, bạn có thể sử dụng các dụng cụ y tế được tiệt trùng cẩn thận để lấy sạch các nhân mụn.
- Mặt nạ cơm nóng:
Lấy cơm nóng từ trong nồi, nắm thành viên viên nhỏ, đặt lên giữa mũi rồi lăn đều từ từ ra 4 phía xung quanh mũi. Dùng nước rửa sạch, sau đó thoa thêm 1 lớp nước hoa hồng là được. Dùng cơm nóng đắp mũi mỗi ngày có tác dụng làm cho mũi mềm, da sáng và loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả.
- Mặt nạ sữa chua, bột gạo:
Sữa chua trộn với bột gạo cũng là một trong các biện pháp trị mụn đầu đen được áp dụng khá phổ biến. Bạn đắp mặt nạ này trên mũi và rửa sạch sau khoảng 10-15 phút.
- Nước chanh:
Bạn cũng có thể dùng nước chanh bôi lên vùng da có mụn, để một lúc (không quá lâu) rồi rửa lại bằng nước sạch. Lưu ý là cách này không nên áp dụng với da nhạy cảm và những vùng có vết thương hở.