Nữ nhiếp ảnh gia Giulia Marchi đã dành tới hai năm để đi theo những phụ nữ Hồi giáo ở Trung Quốc và khám phá những bí ẩn trong cuộc sống thường nhật của họ.
Người giúp nhiếp ảnh gia Giulia Marchi thực hiện bộ ảnh là Ding Lan, 22 tuổi. Cô đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, và từng từ bỏ quê hương để tới Cairo, Ai Cập, nhằm tìm hiểu về đạo Hồi. |
Những thanh niên Hồi giáo Trung Quốc như Ding Lan đến Cairo để gia nhập Al Azhar, một tổ chức Hồi giáo quốc tế. Tổ chức thu hút rất nhiều học viên, trong đó tập hợp một nhóm phụ nữ từ 20 tới 25 tuổi tự nhận mình là Huizu, một tộc người Hồi giáo thiểu số ở Trung Quốc. |
Các cô gái chủ yếu đến từ những khu vực như Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc hay Hà Nam. |
"Nếu bạn là phụ nữ, bạn sẽ phải giới hạn cuộc sống của chính mình, và điều này sẽ tác động đến nhận thức của bạn về không gian, thời gian và con người. Tôi muốn khám phá những giới hạn này", Marchi nói về lý do cô chọn các phụ nữ Hồi giáo ở Trung Quốc làm đối tượng cho dự án của mình. |
Theo cô, cuộc sống riêng của phụ nữ Hồi giáo vốn rất bí ẩn khi bị giấu dưới lớp mạng che mặt. |
Marchi dành tới hai năm ở Hà Nam để nghiên cứu về những góc khuất trong cuộc sống của phụ nữ Hồi giáo Trung Quốc. |
Rất nhiều phụ nữ Hồi giáo ở Trung Quốc đã rời bỏ quê hương tới Ai Cập vì muốn tìm hiểu kỹ hơn về đạo Hồi, kinh Koran và tiếng Arab. |
Các cô bé người Hồi giáo ở Hà Nam học cách dùng khăn đội đầu. |
Phụ nữ Hồi giáo ở Trung Quốc được phép sử dụng những chiếc khăn đội đầu và mạng che mặt đa dạng và màu sắc hơn người Hồi giáo ở Arab. |
Ding Lan khoe mái tóc dài mượt thường bị che giấu dưới chiếc khăn đội đầu. |
Một cô gái Trung Quốc (giữa) trong giờ đọc sách bên những người bạn Ai Cập. |
Khi tháo tấm khăn đội đầu, các cô gái Hồi giáo không có bất cứ sự khác biệt nào so với những người bạn cùng lứa. |
Ding Lan nói chuyện với những phụ nữ Hồi giáo đứng tuổi. |
Cô cũng giữ thói quen đọc kinh Koran mỗi ngày như khi ở Ai Cập. |
Ảnh: Huffington Post