Lo dot rac là sản phẩm bảo vệ môi trường, xử lý rác thải thế nhưng tại nhiều vùng của Trung Quốc, các lò đốt đang thải khí độc hại nguy hiểm cho người dân
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, nền kinh tế của Trung Quốc rất phát triển đồng nghĩa với việc rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp ngày một gia tăng tại đất nước này. Khi mà diện tích đất không còn đủ để chôn lấp rác thải thì các lo dot rac ra đời. Thế nhưng không phải lò đốt nào cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Trung Quốc đã vượt Mỹ về số lượng rác thải thải ra mỗi năm. Theo đó, nước này đã xây dựng các lo dot rac sau khi các bãi chôn lấp rác đã không còn có thể thu nạp thêm rác. Tuy vậy, không có nhiều lò đốt đật đúng quy chuẩn. Điển hình như nhiều lò đốt rác tại Thâm Quyến đang trở thành nguồn phát tán chất độc hại từ rác thải như dioxin, thuỷ ngân. Những chất độc này có thể huỷ hoại hệ thần kinh con người. Kinh khủng hơn, những chất độc hại này còn vượt qua không khí, lan xa rất nhiều nơi. Người ta kiểm tra và thấy được, một phần chất độc còn lan tới tận các bờ biển nước Mỹ.
Thực tế thì không phải lo dot rac nào của Trung Quốc cũng đều gây hại như vậy, ở lò đốt Baoan – do một công ty đa quốc gia xây dựng thì không hề có khỏi thải và các chất độc hại thải ra. Thế nhưng chi phí cho lò đốt kiểu này gấp 10 lần cho với lò đốt thông thường gây độc hại kia. Nghĩa là các lò đốt kiểu cũ vẫn được áp dụng là bởi chi phí thấp, nhiều công ty vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua sức khoẻ của người dân cũng như sự trong sạch của môi trường.
Các lo dot rac ở Trung Quốc được xây dựng không theo một quy chuẩn nhất định, vì thế, ở khắp cả nước – đôi khi là chỉ trong 1 thành phố, các lo dot rac này khác biệt nhau quá lớn. Có lò đốt đạt tiêu chuẩn chất lượng về vấn đề xử lý rác thải triệt để nhưng vẫn thải khói độc, có lò đốt không hề thải khói độc nhưng lại không xử lý được rác thải một cách hoàn toàn. Thậm chí có những lò đốt vẫn thải khói độc và không xử lý nổi những rác thải khó phân huỷ vậy mà vẫn được những công ty, doanh nghiệp nơi đây sử dụng triền miên năm này qua năm khác để tiết kiệm chi phí.
Chính phủ Trung Quốc đang vật lộn để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các núi rác khi mà đất nước đông dân nhất thế giới đang cố gắng thoát khỏi sự đói nghèo để đi vào cơ chế thị trường. Hồi tháng 6, các quan chức Bắc Kinh cũng cảnh báo rằng mọi bãi rác của thành phố sẽ hết chỗ trong vòng 5 năm tới.
Dù rằng chính quyền các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đã ra quy định về tiêu chuẩn của các lo dot rac, thế nhưng thật khó để biết được nó có đạt quy chuẩn hay không, và kể cả đã đạt tiêu chuẩn sau khi kiểm tra bước đầu thì sau một thời gian sử dụng, nó có còn đạt tiêu chuẩn như lúc ban đầu hay không là vấn đề đau đầu mà nhà chức trách nước này đang tìm cách xử lý. Ngoài ra cũng nên nói đến các thành phố nhỏ, xa xôi, khi người dân ít nhận thức về môi trường, khi chính quyền nới lỏng các quy định thì những lò đốt độc hại vẫn ra đời mà không có bất kỳ cản trở nào.
Lò đốt rác Trung Quốc và những hiểm hoạ khôn lường không chỉ người dân Trung Quốc phải gánh chịu mà là người dân trên toàn cầu.