Hiện tượng đau vai gáy ở bà bầu ra sao?

Posted on at


Hiện tượng đau vai gáy ở bà bầu ra sao? Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến khớp trong đó có bệnh đau vai gáy . Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy trong thời kỳ mang thai là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này

Nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy trong thời kỳ mang thai

Thay đổi nội tiết tố

Khi các dây chằng ở đầu gối, hông, lưng, cổ và vai giãn ra, nguy cơ chấn thương do căng dây chằng hoặc bong gân tăng cao. Ngoài ra việc tăng cân nhanh và đứng ngồi sai tư thế cũng có thể gây ra áp lực cho đôi vai. Do vậy, các chị em nên chú ý giữ đúng tư thế và tránh các hoạt động gây áp lực cho vai.

Tư thế ngủ có thể là nguyên nhân đau vai

Trong suốt giai đoạn thai kỳ thứ 2 và thứ 3, các chuyên gia thường khuyên các chị em nên ngủ ở tư thế nghiêng người sang bên trái để đảm bảo cho máu được lưu thông tới nhau thai. Tư thế này cũng giúp cho thận được hoạt động tốt và tránh gây áp lực lên cột sống. Tuy nhiên, việc giữ mãi một tư thế sẽ khiến vai bị đau. Lời khuyên được đưa ra là thỉnh thoảng bạn nên đổi sang tư thế nằm nghiêng bên phải với một chiếc gối kê dưới bụng.

Các vấn đề về tiêu hóa và sỏi mật

Việc tiêu hóa khi mang thai sẽ diễn ra chậm lại gây ảnh hưởng tới túi mật. Từ đó dẫn tới việc hình thành các viên sỏi mật là nguyên nhân của các cơn đau bụng và đau vai phải. Bên cạnh đó, táo bón, đầy hơi và loét dạ dày cũng gây ra các cơn đau tương tự. Để hạn chế tình trạng này, các bà bầu nên giảm ăn các thức ăn cay và nhiều chất béo.

Tiền sản giật

Một trong những nguyên nhân khá nghiêm trọng gây đau vai trong lúc mang thai là tiền sản giật. Tiền sản giật là một loại rối loạn, gây ảnh hưởng tới khoảng 5-8% thai phụ. Triệu chứng rõ ràng nhất của tiền sản giật là áp huyết cao. Nếu bạn bị đau vai, hãy nhớ yêu cầu bác sỹ kiểm tra giúp huyết áp mỗi lần đi khám. Các triệu chứng khác có thể thấy được bao gồm phù mặt hoặc tay, tăng cân bất thường, nôn ọe, đau lưng dưới, tầm nhìn thay đổi, lo lắng, mạch đập nhanh.

Ngoài ra, các trường hợp mang thai ngoài tử cung cũng mang tới những cơn đau bụng dữ dội, kéo theo cả lưng và vai cũng bị đau. Triệu chứng bao gồm: nôn, đau đầu nhẹ và chảy máu âm đạo. Trong trường hợp này, cần phải can thiệp y tế ngay nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Tốt hơn hết, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong giai đoạn thai kỳ, hãy thông báo cho bác sỹ của bạn để được tư vấn và chấm dứt những cơn khó chịu.

Chữa trị đau vai gáy như thế nào?

Nếu bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách dùng cao dán hoặc hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau.

Nếu nặng hơn, để chữa trị cần phối hợp giữa thuốc giảm đau, chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B với biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính.

Biện pháp phòng tránh như thế nào?

Một số biện pháp để phòng tránh đau vai gáy đó là:

– Làm việc, học tập và sinh hoạt đúng tư thế, không ngồi làm việc quá lâu, nhất là với máy tính, thỉnh thoảng nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để giảm đau mỏi.

– Không nên bẻ khớp cổ cánh tay, vai kêu răng rắc Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập có lợi cho xương khớp của bạn như bơi, yoga, đi xe đạp,..

Qua bài viết bà bầu đau vai gáy có nguy hiểm không của chúng tôi có giúp ích gì được cho chị em không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.



About the author

160