ĐỔI MỚI VỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2015

Posted on at


Câu hỏi 1: Năm 2015 thí sinh sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ như thế nào?
Trả lời: Năm 2015, thí sinh sẽ dự kỳ thi THPT quốc gia và diem thi tot nghiep sẽ được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Cũng đã có không ít những ý kiến trái chiều của dư luận xa hoi lên quan đến vấn đề này

Môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí
         Thời gian thi: Dự kiến từ ngày 01/07 đến ngày 04/7.
Đối với những thí sinh chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT sẽ phải thi 4 môn gồm 3 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
         Đối với thí sinh có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ phải thi  04 môn thi tốt nghiệp đề xét tốt nghiệp và thi bổ sung các môn để đủ điều kiện xét tuyển theo thông báo tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.
            Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT chỉ có nguyện vọng tuyển sinh ĐH, CĐ thì chỉ cần thi các môn phục vụ cho việc xét tuyển ĐH, CĐ.
Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy học, học sinh dân tộc, học viên GDTX được chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn.
Hình thức thi:
- Các môn thi tự luận gồm:Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;
- Các môn thi trắc nghiệm gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học;
- Môn Ngoại kết hợp thi tự luận và trắc nghiệm.
Thời gian thi: Dự kiến từ ngày 01/07 đến ngày 04/07.
 
Câu hỏi 2: Dạy Ngoại ngữ trong điều kiện như thế nào là không đảm bảo chất lượng dạy và học để HS được quyền chọn môn thay thế trong kỳ thi THPT quốc gia? 
Trả lời: Điều kiện dạy học Ngoại ngữ không đảm bảo thể hiện ở các mặt sau: Giáo viên chưa đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học; trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học; việc thực hiện chương trình không liên tục; do học sinh chuyển trường nên phải học đổi môn Ngoại ngữ; HS dân tộc, nhà trường ở nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,...
Giám đốc sở GDĐT là người quyết định cho học sinh được thi thay thế môn Ngoại ngữ do giám đốc sở GDĐT quyết định. Học viên GDTX được tự chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ.
 
Câu hỏi 3: Thí sinh có chứng chỉ nào được miễn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia? 
Trả lời: Đối tượng miễn thi Ngoại ngữ là thí sinh có một trong các điều kiện sau:
- Thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ GDĐT.
- Có một trong các chứng chỉ có giá trị sử dụng tính đến ngày 09/6/2015:
Tiếng Anh: TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm do Educational Testing Service (ETS) cấp chứng chỉ; IELTS 4.0 điểm do British Coucil (BC) hoặc International Development Program (IDP) cấp chứng chỉ.
Tiếng Nga: TORFL cấp độ 1 (Первый сертификационный уровень - ТРКИ-1) do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi) cấp chứng chỉ.
Tiếng Pháp: TCF (300-400 điểm), DELF B1 do Trung tâm nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Center International d’Etudes Pedagogiques - CIEP) cấp chứng chỉ.
Tiếng Trung Quốc: HSK cấp độ 3 do Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Han Ban) hoặc Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test ò Proficiency in Chinese) cấp chứng chỉ.
Tiếng Đức: Goethe-Zertifikat B1, Deutsches Sprachdiplom  (DSD) B1,  Zertifikat B1 do Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài (ZfA) cấp chứng chỉ.
Tiếng Nhật: JLPT cấp độ N3 do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) cấp chứng chỉ.
 
Câu hỏi 4: Thời gian học sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT quốc gia?
Trả lời: Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 01 tháng 4 hằng năm. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường THPT/Giám đốc trung tâm GDTX hoặc nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
 
Câu hỏi 5: Thời gian học sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ?
Trả lời: Trước ngày 01 tháng 01 hàng năm các trường ĐH, CĐ có trách nhiệm thông tin cho thí sinh về phương án tuyển sinh của nhà trường.
 Ngay sau khi có kết quả xét tốt nghiệp và tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD ĐT công bố, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường.
HS có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ nộp hồ sơ cho trường qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường.
 
Câu hỏi 6: Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia đóng lệ phí như thế nào?
Trả lời: 
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT không phải nộp lệ phí.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ phải nộp lệ phí thi và lệ phí tuyển sinh, mức nộp không cao hơn những năm trước.
 
Câu hỏi 7: Kỳ thi THPT quốc gia đã giảm áp lực và giảm chi phí cho HS cũng như phụ huynh HS như thế nào?
Trả lời:
Với những HS chỉ có nguyện vọng tốt nghiệp THPT: Trước đây, HS thi trong 3 ngày. Nay HS chỉ có nguyện vọng công nhận tốt nghiệp THPT vẫn thi trong 3 ngày. Tuy nhiên, trước đây, HS thi tại trường, nay HS thi tại tỉnh, có khó khăn hơn. Nhưng khó khăn này sẽ được các nhà trường hỗ trợ.
Với những HS có nguyện vọng thi ĐH, CĐ: Trước đây, HS thi TN THPT trong 3 ngày, thi tuyển sinh ĐH, CĐ mỗi đợt 3 ngày. Như vậy, thông thường HS sẽ mất 6 ngày tại 2 địa điểm (nếu thi tốt nghiệp và 1 đợt ĐH), 9 ngày tại 3 địa điểm (nếu thi tốt nghiệp và 2 đợt ĐH), 12 ngày tại 4 địa điểm (nếu thi cả 2 đợt ĐH và 1 đợt CĐ). Nay HS chỉ thi tối đa 4 ngày tại 1 địa điểm nên với đối tượng này chi phí dự thi sẽ giảm. Hiện nay số nơi coi thi tăng thêm nên sẽ giảm khoảng cách di chuyển cho HS.
 
Câu hỏi 8: Người khuyết tật tham gia thi và xét tốt nghiệp Kỳ thi THPT quốc gia như thế nào?
Trả lời: Người khuyết tật có mức độ khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ được miễn 4 môn thi để xét tốt nghiệp Kỳ thi THPT quốc gia.
Điều kiện cụ thể như sau:
- Đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung:
+ Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định;
+ Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung:
+ Được Hiệu trưởng trường THPT/Giám đốc trung tâm GDTX nơi đăng ký học tập xác nhận kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT;
+ Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.
 
Câu hỏi 9: Đối tượng nào được miễn thi tất cả các môn trong Kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời: Đối tượng được miễn thi tất cả các môn trong Kỳ thi THPT quốc gia gồm:
1. Người đã tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực các môn văn hoá được miễn thi tất cả các môn của kỳ thi THPT quốc gia nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;
- Xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên;
- Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GDĐT.
2. Người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế hoặc khu vực về khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ được miễn thi tất cả các môn của kỳ thi THPT quốc gia nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;
- Xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm và học lực từ loại trung bình trở lên;
- Có tên trong công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập huấn và dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến sở GDĐT trước ngày thi THPT quốc gia.
 
Câu hỏi 10: Đối tượng và điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT?
Trả lời: Người học thuộc các đối tượng quy định nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp trong các trường hợp sau:
1. Bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.
- Điều kiện: xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên.
2. Bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại.
- Điều kiện:
+ Điểm bài thi của những môn đã thi đều đạt từ 10,0 trở lên (theo thang điểm 20);
+ Xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.



Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi 

 
Câu hỏi 11: Điểm khuyến khích được quy định như thế nào khi xét công nhận tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời: Học sinh có thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 12:
các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT tùy theo thành tích đạt được có thể được cộng từ 2,0 điểm đến 4,0 điểm (theo thang điểm 20).
Học sinh trong diện xếp loại hạnh kiểm có giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề do ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT tùy theo xếp loại được cộng điểm khuyến khích từ 1,0 điểm đến 3,0 điểm (theo thang điểm 20).
Nếu học sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 8,0 điểm (theo thang điểm 20).
 
Câu hỏi 12: Quy định về việc bảo lưu điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia?
Trả lời: Thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang điểm 10 hoặc 10,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang điểm 20 cho kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó. Điểm bảo lưu được quy về thang điểm 20 để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh. Nếu thí sinh sử dụng điểm bảo lưu thì chỉ phải thi các môn không có điểm bảo lưu.
Các thí sinh có điểm bảo lưu nhưng không muốn sử dụng điểm bảo lưu thì thi tất cả các môn thi quy định trong kỳ thi.
Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đây, việc bảo lưu điểm thi chỉ thực hiện đối với đối tượng dự thi GDTX. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức từ năm 2015 học sinh Giáo dục THPT và học viên GDTX thi chung đề. Để đảm bảo công bằng trong xét công nhận tốt nghiệp cho các thí sinh, Bộ GDDT quy định bảo lưu điểm thi cho cả thí sinh Giáo dục THPT.
 
Câu hỏi 13: HS nộp hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ trực tiếp tại trường được không?
Trả lời:
HS có nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ nộp hồ sơ cho trường qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường.
 
Câu hỏi 14: Trong một đợt, HS được ghi mấy nguyện vọng cho các ngành trong một trường? Khi nguyện vọng thay đổi, HS có được rút hồ sơ ra không?
Trả lời: Mỗi đợt xét tuyển, HS được phép đăng kí tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển, được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.
 
Câu hỏi 15: Đối tượng nào được xét tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ?
Trả lời: Đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ bao gồm:
- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.
- Người đã trúng tuyển nhưng có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung.
- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển tham dự Cuộc thi sáng tạo khoa học, kĩ thuật quốc tế.
- Thí sinh đã tốt nghiệp trung học là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức 
- Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp trung học hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH, CĐ của các trường năng khiếu, nghệ thuật theo quy định của từng trường.
Những thí sinh đạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hay xét tuyển vào trường.
- Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;
- Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng
- Đối với thí sinh là người nước ngoài
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo. Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.
 
Câu hỏi 16: Chính sách ưu tiên theo khu vực trong tuyển sinh được quy định như thế nào?
Trả lời: Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 vẫn thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực như các năm trước, cụ thể Khu vực 1 (KV1) gồm:
 Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015 và các xã  đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 theo quy định hiện hành.
- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm:
Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
- Khu vực 2 (KV2) gồm:
Các thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
- Khu vực 3 (KV3) gồm:
Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
  Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học trung học có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.
 
Câu hỏi 17: Mỗi thí sinh sẽ được cấp mấy giấy chứng nhận kết quả thi CĐ, ĐH? Các giấy này có giống nhau không? Có dùng chung cho các đợt xét tuyển không?
 Trả lời: Mỗi thí sinh đã đăng kí sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có mã vạch nhận dạng từng đợt xét tuyển và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi. Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng kí xét tuyển tối đa 4 đợt; mỗi đợt xét tuyển thí sinh chỉ được phép sử dụng một giấy với mã vạch tương ứng./.



About the author

160