Tranh truyền thần được coi là một trong những nét tinh hoa của dân tộc ta. Tuy nhiên dòng tranh nay lại đang dần biến mất do sức ép cạnh tranh của thị trường.
Để vẽ được một bức tranh truyền thần đòi hỏi những kỹ năng cao, cùng với đó là chăm chỉ luyện thi vẽ ở người nghệ sĩ để tạo được thần thái của người trong tranh. Cùng tìm hiểu vể kỹ thuật vẽ truyền thần nào. Và biết đâu bạn lại muốn thử nghiệm với dòng tranh này. "Truyền thần" theo tiếng Hán có nghĩa là truyền lại cái thần của người được vẽ, cái "thần" đó chính là cảm xúc, là sự tinh tường trong từng nét vẽ của họa sĩ.
Quan trọng nhất của tranh truyền thần đó chính là đôi mắt của người được vẽ mà người họa sĩ gọi là điểm nhãn, đó chính là nét độc đáo trong các bức tranh truyền thần mà không một nhà nhiếp ảnh nào thực hiện được.
Tùy theo từng phong cách vẽ mà bạn lựa chọn sẽ có các dụng cụ khác nhau như vẽ bút chì,vẽ bút bi, bút sắt.
Lưu ý là không dùng gỗ tốt vì bảng vẽ dùng để ghim giấy và di chuyển, gỗ tốt sẽ không ghim giấy được và nặng nề khó dịch chuyển.
Khi phóng ảnh hoặc phác họa chỉ dùng loại 2B thật nhẹ, thật nhạt, cẩn thận không đè mạnh làm lún hoặc thủng giấy, sau này sẽ ảnh hưởng khi vẽ bột đen hoặc màu. Loại 4B và 6B gọt thật nhọn đầu để kẻ tô điểm thêm lông mi, lông mày và tóc sau khi vẽ xong. Không dùng bút chì nhiều khi vẽ truyền thần sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bức vẽ.
Thường thì điểm xuất phát là vẽ đôi mắt. Mắt quyết định cái thần cần phải truyền vào bức chân dung nên phải gia công nhiều và vẽ cẩn thận, kỷ lưỡng hơn. Đi bút nhẹ đường công tua của mắt trước, xem xét, đối chiếu đã đúng với mẫu chưa, sau đó kẻ nét đậm trước rồi đánh khối bóng nhạt dần ra. |