mẹ bầu ăn gì để con to? Mang trong mình thiên thần nhỏ của mình, cảm nhận con đang lớn lên từng ngày ngay trong cơ thê mình, hẳn các chị sẽ có nhiều tâm trạng xen lẫn vui buồn, lo lắng. Làm sao để con mình sinh ra được khỏe manh ? Làm sao con mình phát triển tốt nhất ? Chắc chắn các chị cũng luôn tự hỏi mình là : bà bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh đúng ko nào ? Đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
- thuoc tri benh ung thu fucoidan
- collagen de happy 10000mg dạng nước
- thuoc fertilaid
- shiseido pure white – nước uống làm trắng da
- thuoc vp-rx
- dieu tri thoai hoa khop goi
- thuốc bổ khớp của mỹ
Tuy nhiên ăn gì giúp mẹ khỏe con thông minh thì không phải bà bầu nào cũng biết. Một vài bật mí nho nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ bầu lựa chọn được những loại thực phẩm tốt cho thai kỳ của mình.
Bà bầu cần bổ sung 4 nhóm chính bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.
Dinh dưỡng dành cho bà bầu được chia thành các giai đoạn nhất định, tùy vào độ tuổi của thai nhi mà bác sĩ dinh dưỡng sẽ có những lời khuyên cụ thể cho từng người. Thông thường, người ta chia chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo tam cá nguyệt (ba tháng một) hoặc giai đoạn hình thành – phát triển của thai nhi.Cụ thể như sau:
Ba tháng đầu
Trong ba tháng đầu phụ nữ cần phải cung cấp đầy đủ cho cơ thể những nhóm chất cần thiết sau: Nhóm chất đạm, chất béo, chất bột, can – xi, axit folic, sắt để cơ thể mẹ được khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, chống lại những vi khuẩn gây bệnh từ môi trường xung quanh. Omega 3 từ Cá và trứng giúp mẹ có một sức khỏe tốt để sinh ra những đứa trẻ thông minh nhanh trí.
Trong đó cung cấp dầy đủ Axit folic trong 3 tháng đầu của thai kỳ có vai trò quan trọng nhất vì 3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi đang hình thành. Axit folic là một chất dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ, đã được khoa học chứng minh là có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ sự phát triển bình thường của các tế bào trong cơ thể. Những phụ nữ có nguy cơ mang thai dị tật bẩm sinh, những người dùng thuốc chống động kinh bác sĩ sẽ kê một đơn thuốc chứa nhiều acid folic và tư vấn chế độ dinh dưỡng để phòng chống di tật ở thai nhi trong 03 tháng đầu tiên.
6 tháng cuối
Trong vòng 6 tháng cuối thai kỳ bà bầu không nên ăn nhiều đồ ngọt để phòng ngừa rối loạn đường huyết (tiểu đường thai kỳ) và tránh ăn mặn để phòng tránh huyết áp cao và sản giật. Trong thời kỳ này bạn chỉ nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giàu chất đạm như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm…; đồng thời ăn thêm nhiều rau củ, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn thêm 2 hoặc 3 bữa phụ gồm những thực phẩm giàu chất đạm như trứng vịt lộn, ngao, sò, hàu, sữa tươi không đường, bổ sung vitamin bằng các loại nước ép, sinh tố, cung cấp omega 3,6 bằng cách ăn nhiều hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ để trí não trẻ phát triển toàn diện.
Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, bà bầu cần phải đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống bởi cơ thể bạn bây giờ cần lượng dinh dưỡng cao và cung cấp các loại thực phẩm giàu can-xi để phòng ngừa thiếu can- xi cho cả mẹ và bé.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh việc tập thể dục hoặc tập yoga là vô cùng cần thiết đối với bà bầu.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh bạn cũng nên tập thể dục đều đặn để phòng ngừa tăng cân quá nhiều, giảm ăn mặn để tránh phù nề, cao huyết áp và sản giật. Quan trọng nhất là bạn cần phải khám sức khỏe định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, phòng tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đối với mẹ và bé.
Bà bầu nên ăn gi?
Những thực phẩm bà bầu nên ăn
– Chị em cần tăng thêm 15 g chất đạm/ngày. Trong đó, đạm động vật gồm: sữa, thịt, trứng, thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… Chất đạm thực vật gồm: đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng, lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lượng chất béo nhiều giúp tăng nhiệt lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong chất béo.
Để đáp ứng số năng lượng và chất đạm trên bà bầu cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 30 g thịt hoặc 1 quả trứng và 3 bánh bích quy dinh dưỡng có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng hoặc một cốc sữa mỗi ngày.
– Cần ăn thêm bữa và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường thực phẩm giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, vitamin C và canxi. Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm.
Một số thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng… Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi. Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.
– Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm…. Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi đẻ. Trung bình ăn 6 g bột canh/ngày.
– Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
Lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.
Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.
– Ngoài việc ăn uống hợp lý, những chị em có sức khỏe kém cần tạo cho mình cuộc sống vui vẻ, không bực tức, lo lắng để tránh stress. Chú ý nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhất là 3 tháng đầu. Cần phải vận động, đi lại, tránh nằm một chỗ (trừ trường hợp bác sĩ chỉ định), không thức quá khuya.