[news] 14 ngôi mộ không hài cốt của phi công Triều Tiên tại Việt Nam.

Posted on at


Năm 1965, quân đội CHDCND Triều Tiên đã cử 14 chiến sỹ và sĩ quan không quân Triều Tiên sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi tiếp nhận huấn luyện và truyền thụ kinh nghiệm cho 14 chiến sỹ phi công của CHDCND Triều Tiên là đơn vị không quân thuộc Cục Phòng không không quân, đang trú đóng và chiến đấu tại sân bay dã chiến Kép, thuộc Hà Bắc cũ, giờ thuộc xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Tại đây, 14 chiến sỹ Triều Tiên đã được những sĩ quan giàu kinh nghiệm nhất của không quân Việt Nam chỉ bảo tận tình, truyền đạt tỉ mỉ tất cả những kỹ thuật lái máy bay MiG 17, MiG 19 cùng các chiến thuật lái và chiến đấu.

Khóa huấn luyện diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả tốt ngoài dự định. Do đó, ngay trong năm 1965, khi Đế quốc Mỹ tăng cường bắn phá, hàng ngàn tấn bom đạn được các loại máy bay hiện đại trút xuống miền Bắc một cách điên loạn, các chiến binh của không quân Triều Tiên đã xin được xung phong ra trận với một phi đội hoàn toàn là các phi công Triều Tiên.

Phi đội 14 người này đã chiến đấu dũng cảm, liên tiếp áp sát, tấn công các máy bay địch. Đặc biệt, với tinh thần quyết tử và ý chí chiến đấu cực cao, khi xuất phát, không chiến sỹ nào yêu cầu trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm. Theo họ, đã chiến đấu là phải tiêu diệt được quân địch và bằng mọi giá phải bảo vệ được phi cơ, nếu phi cơ mất thì người sẽ hy sinh theo.

Với tinh thần quả cảm, đối chọi với lực lượng máy bay hùng hậu của Đế quốc Mỹ, ngày 24/9/1965, khúc tưởng niệm bi thương đầu tiên của phi đội Triều Tiên đã vang lên trên bầu trời Hà Bắc. Chàng chiến sỹ phi công trẻ tuổi nhất trong số 14 người tên Ươn-Hông-Xang đã anh dũng hy sinh trong một cuộc tiêm kích. Đau thương lại tiếp nối, đến năm 1967, 12 chiến sỹ của phi đội Triều Tiên đã tử trận.

Trước cảnh các đồng đội đã hy sinh hết, người phi công cuối cùng của đội bay Triều Tiên là Kim-Chi-Hoan vẫn anh dũng chiến đấu cùng các phi công của không quân Việt Nam. Vào ngày 12/2/1968, anh cũng đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại không quân Mỹ. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 3 năm, 14 chiến sỹ Triều Tiên được cử sang học hỏi và chiến đấu ở Việt Nam đều đã hy sinh anh dũng.

sau khi các phi công Triều Tiên hy sinh anh dũng trong lúc chiến đấu, thi thể của các chiến sỹ được bà con quanh vùng tìm thấy và đưa về sân bay Kép để an táng. Sau đó, đích thân một vị tham tán của Đại sứ quán Triều Tiên tại nước ta đã về và xin phép chính quyền để chọn một khu đất làm nghĩa trang an nghỉ cho các chiến sỹ.

Sau một thời gian chọn lựa kỹ lưỡng, cuối cùng vị tham tán này đã chọn ngọn đồi Rừng Hoàng, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) này để làm nghĩa trang. Cổng nghĩa trang được quay về phía Đông hướng sang đất nước Triều Tiên.

Khi tiến hành chôn cất, bên cạnh mỗi chiếc áo quan còn được được đặt một con cá chép hồng và một chú chó đen. Theo phong tục của người Triều Tiên, người mất được chôn cất cùng cá chép hồng bắt được ở sông và con sông đó phải chảy trực tiếp ra biển thì linh hồn họ sẽ được siêu thoát. Những con cá đó đưa theo dòng sông ra biển nước bao la xanh thẳm để trở về quê hương.

Đến năm 2004, chính quyền Triều Tiên đã xin phép được chuyển hài cốt của những liệt sỹ về quê hương. 



About the author

gantz

không biết nói gì

Subscribe 0
160