“Trước vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức báo động hiện nay, tôi thường “tăng gia sản xuất” tại nhà để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho các con. Có thời gian là tôi tranh thủ trồng rau, làm giá, làm đậu hũ. Đặc biệt, biết con thích uống sữa đậu nành, tôi hăm hở học cách nấu và tin chắc “sữa đậu nành tự nấu là sạch nhất”. Nhưng gần đây, qua báo chí mới biết, nếu nấu sữa đậu nành không đúng cách thì vẫn đồng nghĩa với việc tự rước bệnh vào người” – chị Ngọc Nga (mẹ của Na và Bin) chia sẻ.
3 bước cho một ly sữa sạch
Chị Nga là một thành viên tích cực trong “Hội các bà mẹ tự nấu sữa đậu nành” ở công ty. Thời gian này, các chị thường “hội họp” để chia sẻ những thông tin nóng như: chị Hà mua phải đậu nành bị tẩm hóa chất bảo quản, chị Trang phát hiện ra máy làm sữa được làm bằng chất liệu kém, có mùi hôi và rất khó rửa sạch. Đặc biệt, một thông tin trên báo chí khiến các chị rất hoang mang đó là trên thị trường Việt Nam hiện nay, rất nhiều máy làm sữa đậu nành sử dụng dầu nhờn công nghiệp để bôi trơn động cơ. Đáng ngại ở chỗ, nếu xảy ra hiện tượng rò rỉ, dầu công nghiệp nhiễm vào thực phẩm chế biến có thể gây tiêu chảy và dẫn tới ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng, ngon miệng chỉ khi được chế biến đúng cách
Nghe tới “ung thư” là chị Nga toát mồ hôi, vì vậy chị đã dày công tra cứu và đã vạch ra quy trình chuẩn để có một ly sữa đậu nành "sạch" cho các bà mẹ khác. Quy trình ấy gồm 3 bước:
PGS. TS. BS. Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:“Việt Nam hiện xếp thứ 4 thế giới về lượng tiêu thụ sữa đậu nành. Phong trào nấu sữa đậu nành tại nhà ngày càng phổ biến nên rất cần các bà nội trợ nắm rõ các công đoạn chế biến để đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt phải tránh dùng các loại máy chế biến thực phẩm sử dụng dầu nhờn công nghiệp, vì nếu xảy ra hiện tượng rò rỉ lâu dài có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm. Tại các nước phát triển, máy chế biến thực phẩm thường phải dùng 100% dầu nhờn bôi trơn chuyên biệt an toàn cho thực phẩm, được các tổ chức uy tín như FDA, SGS cấp giấy chứng nhận”.
. Lựa chọn đậu nành nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không bị mối mọt, nấm mốc;
. Đảm bảo quá trình chế biến hợp vệ sinh, lưu trữ sữa trong bình nhựa không chứa BPA (chất ảnh hưởng đến hệ sinh dục và não) hoặc bình thủy tinh an toàn (không nên trữ sữa trong chai nhựa dùng 1 lần hoặc các loại chai thủy tinh có lẫn tạp chất vì có thể bị thôi nhiễm các chất độc hại, gây ngộ độc);
. Nấu sữa đậu nành với máy làm từ vật liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh (nhựa không mùi, không độc tố; thép không ra gỉ sét gây ngộ độc). Đặc biệt là phải chọn loại máy dùng dầu nhờn chuyên biệt an toàn cho thực phẩm.
Đậu nguyên liệu sạch, nước sạch và dụng cụ chế biến an toàn là các bước cần thiết để có một ly sữa đậu nành tự chế biến ngon – sạch – vệ sinh
Chị Nga lý luận với “Hội các bà mẹ tự nấu sữa đậu nành” rằng mua máy tốt vừa bảo vệ được sức khỏe, vừa xài lâu và bền hơn hẳn các loại máy giá rẻ.
Hoàn toàn không khó, chỉ dạo quanh thị trường một vòng, chị đã chọn được người bạn đồng hành với sức khỏe của cả gia đình, đó là Máy làm sữa đậu nành Philips.
Ăn Tết khỏe – sạch với máy làm sữa đậu nành Philips
Không chỉ an tâm về chất lượng sản phẩm, sau một thời gian sử dụng, chị Nga còn hài lòng vì Máy làm sữa đậu nành Philips có thiết kế rất đơn giản, dễ sử dụng, nên việc nấu sữa mỗi ngày vô cùng nhanh gọn. Cấu tạo bên trong máy lại bằng phẳng,
không gờ cạnh, lồng bình rộng, ít chi tiết nên việc vệ sinh máy cũng rất nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian làm việc nhà cho chị.
Với chiếc máy nấu sữa đậu nành Philips, chị Nga có thêm nhiều thời gian dành cho Na và Bin hơn
Ngoài ra, chị Nga cũng rất yêu thích chiếc máy mới này vì giờ chị có thể chiêu đãi Na và Bin không chỉ sữa đậu nành, mà còn rất nhiều món mới như sữa ngũ cốc, nước sinh tố, cháo/súp dinh dưỡng, …
Uống sữa đậu nành vào mỗi buổi sáng đã trở thành thói quen của của nhà từ khi có Máy làm sữa đậu nành Philips
Thêm nữa, khi mua máy chiếc máy “đa năng” này, chị còn được tặng cuốn sách hướng dẫn chế biến hàng chục món ăn từ sữa đậu nành vô cùng hay và thiết thực. Chị đang rất chăm chỉ “nghiên cứu” một vài món “độc” như lẩu sữa đậu nành hải sản, bún riêu chay… để thết đãi bạn bè trong dịp Tết. Chị chia sẻ: “Món ăn ngày Tết thường nhiều dầu mỡ, thịt thà nên nhanh ngán, Tết này tôi quyết đổi vị cho gia đình bằng những món ăn thanh đạm và lạ miệng từ sữa đậu nành. Chắc chắn đây sẽ là Tết KHỎE – SẠCH và ngon miệng hơn.