Việt Nam là một trong những quốc gia bị ô nhiễm môi trường khá nặng nề do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.
Những năm gần đây, khi nền công nghiệp của nước ta đi lên cũng là lúc môi trường chịu hậu quả nhiều nhất. Cùng với rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt và rác thải y tế cũng góp phần không nhỏ làm môi trường xuống cấp trầm trọng.
Ô nhiễm môi trường là tổng thể của những thành phần nào?
Ba loại chính của ô nhiễm môi trường đó là ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. Nhất là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp phát triển thì môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề nhất, vượt qua mức cho phép về tiêu chuẩn môi trường gấp hàng chục lần. Rất nhiều khu công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không sử dụng vì tiết kiệm chi phí. Sau khi bị kiểm tra và phát hiện vi phạm thì mới có một số doanh nghiệp sử dụng đối phó cơ quan chức năng. Rất nhiều vụ việc đã được phát hiện và đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng thế nhưng tình trạng này không suy giảm được nhiều. Và mỗi ngày, nước thải đều được lén lút thải ra các con sông lớn, cùng với đó là các chất độc hại đi vào nguồn nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nước ngầm để người dân sử dụng. Vậy thì nguyên nhân dẫn đến số người mắc bệnh ung thư những năm qua của nước ta tăng đột biến, đặc biệt là những vùng gần khu công nghiệp là vì lý do gì chắc ai cũng hiểu. Ngoài ra, rất nhiều khu công nghiệp xây dựng lên đã phá huỷ hệ thống thuỷ lợi, khiến nhiều vùng hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của bà con nông dân. Câu hỏi đặt ra là các khu công nghiệp ở nước ta, đã có bao nhiêu doanh nghiệp, công ty đạt tiêu chuẩn xử lý rác thải? Câu trả lời là rất ít, có lẽ chỉ khoảng 1%, tuy nhiên không doanh nghiệp nào chịu cải thiện hay xây dựng hệ thống xử lý rác và nước thải mới, vì chi phí cao.
Khi các khu công nghiệp ồ ạt ra đời thì các làng nghề thủ công cũng được phục hồi, phát triển mạnh mẽ nhờ sự quan tâm của nhà nước. Không thể phủ nhận sự thành công của các làng nghề khi tạo ra việc làm cho rất nhiều nông dân tại địa phương và phục hồi những truyền thống văn hoá xưa cũ, nhưng cùng với đó, hệ luỵ kéo theo là ô nhiễm không khí nặng nề. Bởi vốn dĩ các làng nghề thường sử dụng nguyên liệu là than, bụi và khí CO2, SO2… thải ra rất nhiều. Điều này làm cho không khí bị ô nhiễm, không chỉ là các cơ quan chức năng can thiệp mà việc này còn dẫn đến mâu thuẫn không tốt giữa người dân làng nghề người dân các vùng lân cận.
Không chỉ ở các khu công nghiệp hay đô thị lớn, môi trường bị ảnh hưởng mà ngay cả các vùng nông thôn, vùng núi cũng góp phần không nhỏ vào việc phá huỷ môi trường trong tình trạng nguy cấp hiện nay. Tại các vùng nông thôn, vùng núi thường chưa có nhận thức về bảo vệ môi trường, rác thải chưa được xử lý đúng cách, khiến rác thải ngày càng nhiều, mức độ ảnh hưởng ngày càng cao.
Ở các đô thị lớn, các thành phố cũng xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tương tự. Những vùng này, môi trường bị ô nhiễm tới mức tổng thể, từ môi trường nước, không khí, tiếng ồn… do rất nhiều các loại rác thải cấu thành như rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế….
Nên nói rằng Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta ngày càng nghiêm trọng bởi nhiều nhất là ý thức con người. Nếu ai cũng có mong muốn bảo vệ môi trường thì sẽ không vì vấn đề kinh tế mà nhắm mắt bỏ qua lương tâm tiếp tục làm môi trường bị nguy hại như hiện nay.