Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."
Đề bài: Miêu tả hình dáng cô giáo em.
- Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là...
- Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám.
- Cô giáo em có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn.
Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hóa".
Đề bài: Em hãy tả ông/bà của mình.
- Miêu tả bà: "Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau, mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm dọa nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay".
- Tả đôi mắt của ông: "Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần, em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã".
Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "... Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hóa. Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước" - y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). Ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ - chim - bướm. Thật tài quá xá".
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả, phân tích bậy bạ, tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá". 1 điểm.