Những loại trà tốt cho bầ bầu. ống trà như thế nào trong thời gian mang thai an toàn? Loại trà nào an toàn để uống?
Một số nghiên cứu nói rằng: “Nhìn chung, các loại trà thảo dược rất an toàn và có lợi trong khi bà mẹ mang thai, miễn là liều khuyến cáo không được vượt quá.” Và trong thực tế, uống trà khi mang thai thậm chí còn có một số lợi ích thêm …
Lợi ích của việc uống trà khi mang thai
Nếu như so sánh việc uống trà với cà phê thì: “Uống trà thảo dược trong quá trình mang thai chắc chắn là một lựa chọn khôn ngoan khi so sánh với thức uống khác có chứa caffeine”.
Trong đồ uống chứa cafein có tác dụng lợi tiểu, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng và làm cạn kiệt các tuyến thượng thận.Trong khi đó, các loại trà thảo dược cung cấp chất dinh dưỡng dễ hấp thu và nuôi cơ thể khi mang thai. Nó cũng được đóng gói thêm cùng với chất chống oxy hóa và vitamin C giúp giảm sự lo lắng của bạn và mức độ căng thẳng. Các loại trà thảo dược cũng có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén!
Trong thành phần lá trà xanh có chứa nhiều chất rất có lợi cho cơ thể con người, như chất phenol có tác dụng giải độc, làm chậm quá trình lão hóa; chất Flourid có chức năng bảo vệ răng, đặc biệt trong lá trà xanh còn có hàm lượng kẽm rất cao, đây là chất rất quan trọng đối với sức khỏe bà bầu trong giai đoạn mang thai
Những loại trà tốt cho bà bầu
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc giúp thư giãn, hydrat hóa và giảm đau bụng, kích thích trực tiếp lên tuyến sữa khiến nguồn sữa mẹ dồi dào hơn.
Hoa cúc trắng, hoặc vàng được hái khi mới chớm nở, rồi để hơi héo. Bỏ 4-5 bông hoa cúc vào ấm trà, đổ nước sôi vào đợi 3-4 phút là uống được.
Trà chanh nóng
Trà chanh tính mát nên có tác dụng giải cảm, giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, có thể dùng cả mùa hè và mùa đông.
Nguyên liệu:
– 2 gói trà xanh túi lọc
– 1/2quả chanh
– 2 thìa cà phê đường
– 3 lá chanh
– 300ml nước sôi.
Cách làm:
– Chanh rửa sạch, thái lát mỏng.
– Lá chanh rửa sạch, dùng tay vò nhẹ cho tiết ra phần tinh dầu thơm.
– Cho trà túi lọc vào bình, thêm lá chanh, đường, dùng tay vắt nhẹ các lát chanh và cho cả lát vào bình. Sau đó đổ nước sôi vào và đậy nắp lại khoảng 3 phút là dùng được
Trà bạc hà
Mỗi khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi hay khó thở, trà bạc hà với hương thơm dễ chịu sẽ giúp bạn sảng khoái và thư giãn. Mặt khác, vị the mát của lá bạc hà sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn, chữa chứng đau bụng bất thường khi mang bầu và là người bạn tốt trong việc chống lại chứng mất ngủ.
Lá bạc hà tươi đem rửa sạch, thái nhỏ hoặc dùng tay vò qua, cho vào tách, đổ nước đun sôi vào hãm lấy nước uống.
Trà mâm xôi
Trà mâm xôi sẽ giúp giảm những cơn đau lưng, phục hồi những tổn thương trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá và mang lại cảm giác khoan khoái.
Đây là loại trà thường được chế biến sẵn bằng những nguyên liệu như: Đường, dextrose (đường hoa quả), bột quả tự nhiên từ Rosehip, quả mâm xôi, axit citric…
Bạn có thể pha trà với nước lọc đun sôi và uống hàng ngày. Nếu đang trong thời kỳ nuôi con bú, bạn cũng nên cho con mình uống theo nếu trẻ đã được 6 tháng tuổi trở lên.
Trà gừng
Trà gừng có tác dụng giải cảm rất tốt, làm ấm cơ thể, đặc biệt là vào mùa lạnh. Ngoài ra, trà gừng còn điều trị bệnh ra mồ hôi, cảm cúm, ho kéo dài, tăng huyết áp. Có lẽ chẳng xa lạ gì với chị em khi mà mỗi lần đau bụng, pha cho ly trà gừng âm ấm uống bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Các nhà khoa học đã tìm ra được lợi ích của trà gừng không chỉ dừng lại ở việc chữa đau bụng mà còn giúp chống nôn mửa
Nguyên liệu:
– 7g lá chè xanh
– 10 lát gừng tươi thái lát, bỏ vỏ
– Đường và mật ong tùy khẩu vị.
Cách làm:
– Cho gừng vào nước đun sôi, sau đó cho lá trà xanh vào đun tiếp.
– Khi trà đã được, cho thêm chút đường và mật ong vào và uống ngay khi còn nóng.
Những loại trà cần tránh khi mang thai
Trà xanh có chứa một lượng cao của caffeine và được cho là làm giảm sự hấp thụ axit folic.Vì vậy, nếu bạn là một người nghiện trà xanh, hãy xem xét và nên hạn chế bản thân để tối đa một ly một ngày
Ngoài ra, trà Đen, trà xanh,… tất cả đều có chứa caffeine – Caffeine có thể vượt qua trực tiếp từ cơ thể người mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nếu sử dụng một lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, và nhẹ cân.
Hãy lựa chọn kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn muốn dùng trà bạn khi mang thai nhé!