Môn năng khiếu là môn bắt buộc khi thi vào trung cấp mầm non hay sư phạm đại học. Ở hệ nào thì môn năng khiếu cũng đóng vai trò quan trọng trong kết quả thi của các bạn. Sự hiểu biết và chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước giám thị? Hãy cùng tìm hiểu những môn thi năng khiếu hệ trung cap mam non gồm những môn gì.
Trong bài thi năng khiếu sẽ gồm 2 môn Nhạc và Văn. Ở môn Nhạc, thí sinh sẽ hát một bài hát tự chọn (bất cứ thể loại nào trừ cải lương, tuồng cổ, chèo, hò), các bài hát phải được phép lưu hành. Mục tiêu của phần thi này là kiểm tra chất giọng của thí sinh có phù hợp để trở thành giáo viên mầm non không nên các bạn sẽ hát không có nhạc đệm. Lưu ý, nếu bài hát bạn chọn không được phép lưu hành thì thầy cô có thể yêu cầu bạn hát ca khúc.
Vậy hãy chú ý khi chọn bài hát. Bạn nên chọn sẵn cho mình một bài hát phù hợp với chất giọng của mình và chú ý là bài hát đó phải được phép lưu hành. Để đề phòng bất trắc, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn vài bài hát phụ.
Bạn có thể luyện giọng tại nhà hoặc xem video để hát theo, yêu cầu đúng nhịp, cao độ của bài hát là rất lớn. Ngoài ra bạn có thể học tại các lớp luyện thi năng khiếu với những thầy cô có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn ôn luyện tốt nhất.
>> Đăng ký học văn bằng 2 mầm non, hệ chính quy 2015
Còn với môn văn thì bạn sẽ phải đọc diễn cảm một bài thơ, kể một câu chuyện. Thông thường phần thi này do thí sinh tự chuẩn bị nhưng trong một số trường hợp, ban giám khảo có thể gợi ý cho thí sinh. Giám khảo cũng có thể sẽ đặt một vài câu hỏi để kiểm tra khả năng cảm thụ, diễn đạt bằng lời nói của bạn trong phần thi này.
Phần thi này bạn phải chú ý đừng để mắc lỗi từ địa phương cũng như để ý phát âm những âm “nặng” và “nhẹ” như ch,tr,s.x…. những lỗi phát âm như vậy sẽ bị trừ rất nặng. Nhiều bạn có thói quen trong lúc ngồi chờ thi trò chuyện với mọi người xung quanh để tăng tự tin. Nhưng khi thi năng khiếu mầm non thì điều này không nên chút nào. Nó có thể làm bạn mất giọng khi thi. Tóm lại trước và trong những ngày thi nên hạn chế nói nhiều.
Còn với môn văn thì bạn sẽ phải đọc diễn cảm một bài thơ, kể một câu chuyện. Thông thường phần thi này do thí sinh tự chuẩn bị nhưng trong một số trường hợp, ban giám khảo có thể gợi ý cho thí sinh. Giám khảo cũng có thể sẽ đặt một vài câu hỏi để kiểm tra khả năng cảm thụ, diễn đạt bằng lời nói của bạn trong phần thi này.
Phần thi này bạn phải chú ý đừng để mắc lỗi từ địa phương cũng như để ý phát âm những âm “nặng” và “nhẹ” như ch,tr,s.x…. những lỗi phát âm như vậy sẽ bị trừ rất nặng. Nhiều bạn có thói quen trong lúc ngồi chờ thi trò chuyện với mọi người xung quanh để tăng tự tin. Nhưng khi thi năng khiếu mầm non thì điều này không nên chút nào. Nó có thể làm bạn mất giọng khi thi. Tóm lại trước và trong những ngày thi nên hạn chế nói nhiều.