Dù Phật giáo có thiên kinh vạn quyển nhưng cũng không ngoài Tứ Diệu Đế :
1. Khổ : mọi thứ sinh ra đều đã khổ, khổ ở đây không chỉ là khổ đau thông thường mà còn để chỉ sự biến đổi không ngừng, không có gì là vĩnh cửu cả
2. Tập : Các nguyên nhân gây ra nỗi khổ trong đó đứng đầu là vô minh
3.Diệt : cái khổ sẽ không còn nếu diệt được nguyên nhân gây ra nỗi khổ
4.Đạo : Con đường hay phương pháp thực hành để chấm dứt khổ đau
Đạo Phật là trung đạo, nó trung dung, và phá vỡ mọi quan điểm nhị nguyên, chừng nào còn quan điểm nhị nguyên thì chừng đó chưa bước chân vào được cửa Phật.
Đây là một câu truyện rất hay giữa một nhà vua và một nhà hiền triết, nó cho thấy tính phi nhị nguyên của Phật Giáo, cũng là một câu trả lời về sự Có sự Không
- Nagasena, người được đầu thai là chính người đó hay là người khác?- Không Phải người ấy nhưng cũng không phải người khác-hãy cho ta một so sánh-Nếu người ta đốt một ngọn đuốc thì nó có thể cháy suốt đêm không?-Chấc chắn được-ngọn đuốc canh 3 có giống ngọn đuốc canh 2 và ngọn đuốc canh 2 có giống ngọn đuốc canh 1 không?-Không-Như vậy mỗi canh có một ngọn đước đang cháy ?-không, đó vẫn là ngọn đuốc cháy suốt đêm- Cũng vật thôi thưa nhà vua, sự tiếp nối của các hiện tượng là liên tục cái này xuất hiện cùng lúc cái kia biến mất, do đó không phải chính bản thân cái đó cũng như chẳng phải là cái khác tiếp nhận hành động cuối cùng của ý thức
Như thế chúng ta có thể thấy chúng ta ngày hôm nay và chúng ta 10 năm sau không phải là một người nhưng cũng không phải là 2 người khác nhau, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại như vậy cả.