Ngày 31/12/2015, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, trừ các xe ưu tiên làm nhiệm vụ. Thông tư này thay thế Thông tư 13/2009/TT-BGTVT và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3/2016 tới đây.
Trong đó, đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa và đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
Mức tốc độ tối đa cho đường ngoài khu dân cư trên chỉ dành cho ô tô dưới 30 chỗ ngồi và ô tô có tải trọng dưới 3,5 tấn. Đối với các loại xe ô tô khác tốc độ tối đa cho phép là như sau:
Mức tốc độ tối đa cho phép cho xe máy trên 50 phân khối
Mức tốc độ tối đa cho phép cho xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối)
Mức tốc độ tối đa cho phép cho các phương tiện lưu thông trên cao tốc:
Các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc phải tuân thủ biển báo hiệu tốc độ trên từng đường cao tốc khác nhau nhưng lưu ý không bao giờ vượt quá 120km/h.
Khoảng cách an toàn
Khi tham gia lưu thông đường bộ, các phương tiện phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình và tuân thủ theo khoảng cách được đưa ra trong biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” nếu có.
Thông tư cũng quy định, nếu lưu thông trong khu vực dân cư với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.