Đặt tên rất quan trọng với mỗi con người. Vì cái tên không chỉ làm cho chúng ta tự hào mỗi khi tên mình được xướng lên, mà còn làm thay đổi cả cuộc đồi sau này. Vì thế mecuti mang đến cho các bài viết này với mong muốn các bạn sẽ chọn được một cái tên thật đẹp cho những thiên thần của mình.
Việc đặt tên cho con cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cái tên có vai trò ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của cả một đời người. Cái tên của mỗi người chính là biểu tượng phản ánh toàn bộ chủ thể bản thân con người ấy. Cái tên cũng dùng rất nhiều trong giao tiếp, trong học tập, sinh hoạt, công việc hàng ngày. Vì lẽ đó, cái tên tạo thành một trường năng lượng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến vận mệnh mỗi con người.
Theo các thầy tướng số của Trung Hoa, tên người là “Tính Danh Tướng”.
PHÉP ĐẶT TÊN CHO CON:
a/ Phải tránh các tên HÚY KỴ:
– Tên Thánh, tên Vua, tên các Vĩ nhân…
Trước hết về mặt đạo lý không nên đặt tên trùng các tên này… điều này ai cũng hiểu.
Và còn những lý do khác về mặt lý số:
Tham khảo thêm các bài viết về Đặt tên cho con
Mệnh của người thường chúng ta, Tứ trụ KHÔNG ĐỦ SỨC GÁNH một cái tên nặng hàng ngàn, vạn cân như thế. Nếu ai cố tình đặt tên trùng với tên thánh, tên Vua, tên các bậc vĩ nhân thì người ấy nhất định sẽ gặp chuyện không may, ảnh hưởng đến cuộc sống, tính mạng… Chỉ có những người thiếu hiểu biết mới dám làm điều này.
– Tránh các tên húy kỵ của dòng họ.
– Tránh các tên xấu, ý nghĩa xấu đeo bám mình suốt đời.
– Tránh các tên mang ý nghĩa sáo rỗng.
– Tránh các tên tuy có ý nghĩa đẹp, nhưng mới nghe thấy tên , nhà phỏng vấn đã mất cảm tình.
b/ PHẢI DỰA VÀO NĂM THÁNG NGÀY GIỜ SINH, LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ, sau đó đặt tên, mà cái tên đó phải có HÀNH sinh trợ được dụng thần, thì cái tên đó sẽ bổ cứu được những ngũ hành khiếm khuyết tứ trụ của đương số.
c/ Tên người Việt nam, hầu hết đều là từ Hán Việt; nên phải biết bộ chữ Hán xem họ tên, đệm họ, đệm tên… của mình nằm ở bộ mấy nét.
( Tôi đã tổng hợp được chừng hàng ngàn tên, chữ Hán Việt, phiên âm tiếng Việt, xếp theo vần ABC để dễ tra cứu).
Riêng về ngũ hành của tên chữ, không được nhầm là: thí dụ chữ Hà là hành Thủy; thì không phải trong chữ Hà có bộ Thủy; mà là chữ Hà mang âm hành thủy ).
Một số thí dụ về số nét:
Như vậy có nhiều chữ đồng âm, nhưng khác nghĩa, khác số nét.
Mình tùy thích ý nghĩa để chọn chữ.
Nhưng quan trọng là phải hợp với số nét mà mình đã tính toán để tạo thành Ngũ Cách:
Tổng cách, Thiên cách, Nhân cách, Địa cách… bổ cứu được sự thiếu hụt trong Tứ trụ của mình.
VỀ NGŨ HÀNH CỦA CHỮ
Chữ Hán có rất nhiều bộ thủ: bộ Sước, bộ Đao, bộ Tâm, bộ Khuyển, bộ
Khẩu.v…v…mà ngũ hành thì chỉ có 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
nên căn cứ vào bộ thủ để tìm hành của chữ là không đúng. Chả lẽ bộ thủ
là bộ Khẩu thì ngũ hành của chữ là hành mồm à?
Bộ thủ là bộ Sước thì ngũ hành của chữ là hành Sước à? v…v…
Người Trung Quốc tính ngũ hành theo cách phát âm:
Âm môi thuộc Thủy
Âm lợi thuộc mộc
Âm lưỡi thuộc Hỏa
Âm cổ họng thuộc Thổ
Âm răng thuộc Kim.
Riêng về ngũ hành của tên chữ, không được nhầm là: thí dụ chữ Hà là hành Thủy; thì không phải trong chữ Hà có bộ Thủy; mà là chữ Hà mang âm hành thủy ( đã nói bên trên )
SAU ĐÓ MỚI TÍNH TOÁN:
a/ Tống cách
b/ Ngoại cách
c/ Thiên cách
d/ Nhân cách
e/ Địa cách