Taị sao “chém đầu phạm nhân”… phải vào giờ ngọ 3 khắc?

Posted on at



Tính theo lịch pháp cổ của Trung Quốc, “thời” và “khắc” chính là hai đơn vị tính thời gian phổ biến trước đây.



Trong đó, “thời” tương đương với hai tiếng đồng hồ ngày nay. Một ngày đêm được chia thành 12 “thời”. Mỗi “thời” lại được chia nhỏ thành 8 “khắc”.

Như vậy, một “khắc” tương đương với 15 phút ngày nay. “Khắc” thực chất là vạch khắc trên thùng nhỏ nước để tính toán thời gian. Một ngày đêm sẽ nhỏ hết một thùng nước. Đúng ngọ sẽ rơi vào khoảng 11 giờ đến 13 giờ, nhưng giờ ngọ ba khắc tương đương với 11h45 phút trưa – thời điểm dương khí cực thịnh trong ngày.

 










01-chem-dau-trung-quoc-chat-dau-tu-hinh_fa_rszd.jpg
Tranh mô tả cảnh xử trảm phạm nhân trong xã hội cổ đại Trung Quốc.

Người Trung Quốc trước đây khá mê tín về chuyện giết người. Họ cho rằng, kết liễu sự sống của một ai đó chính là “âm sự”. Dẫu cho người bị giết có đáng tội hay không, nhưng hồn ma của họ vẫn sẽ lởn vởn bám theo pháp quan, quan giám trảm, đao phủ và những người có liên quan tới phán quyết xử tử họ.

Vì vậy, hành hình lúc dương khí cực thịnh sẽ trấn át được âm hồn của phạm nhân, khiến thứ ấy không dám xuất hiện trong thời khắc tràn trề dương khí.

Đây là nguyên nhân chính khiến người Trung Quốc xưa có thói quen hành hình vào giờ ngọ ba khắc. Nói cách khác, dùng dương khí của đất trời để làm phai nhòa âm khí của người chết là lý do căn bản lý giải vì sao phạm nhân bị xử tử vào thời điểm giữa trưa.

 

 










08-chem-dau-trung-quoc-chat-dau-tu-hinh_fa_rszd.jpg
Cảnh xử trảm thời nhà Thanh được người nước ngoài chụp lại.

Cũng theo bài viết này, thói quen hành hình lúc giờ ngọ ba khắc còn ẩn chứa một tầng ý nghĩa khác. Trong thời cổ đại, người Trung Quốc quan niệm, tinh lực của con người trở nên “tiêu điều” nhất chính trong thời điểm này. Phạm nhân khi ấy sẽ rơi vào trạng thái mơ màng buồn ngủ, đầu óc kém tỉnh táo minh mẫn, do đó cảm giác đau đớn cũng giảm đi phần nhiều. Chọn giờ ngọ ba khắc để hành hình, nếu xét theo nghĩa này, cũng là nghĩ cho phạm nhân, cũng là xuất phát từ ý nghĩa nhân văn, từ tình người.

 

Nhiều tiểu thuyết của Trung Quốc khi nhắc tới chuyện hành hình phạm nhân thường đặt trong bối cảnh mùa thu hoặc mùa đông. Thực chất, xử tử kẻ tù tội trong những tiết trời này xuất phát từ quan niệm “xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng” của người xưa.

Trong bốn mùa của năm, tiết thu và đông thường lạnh hiu hắt, cảnh vật buồn bã âu sầu, phù hợp với “sát lệnh” của đất trời. Vì vậy, kẻ tử tội bị hành hình vào những mùa này cũng là điều dễ hiểu.

Riêng thời Đường, thời Tống, triều đình đặt ra quy định khá nghiêm ngặt về chuyện xử tử phạm nhân. Theo đó, từ tiết Lập xuân tới Thu phân, vào tháng giêng, tháng 5, tháng 9 hằng năm, hay ngày trai giới, đại tế, ngày mùng một, rằm, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày thượng huyền, hạ huyền, ngày “cấm sát” trong tháng như mùng 1, mùng 8, 15, 18, 23, 24, 28, 30 đều không được phép thi hành án tử. Lúc đất trời không thịnh dương khí, tức khi “mưa chưa tạnh, mặt trời chưa lên”, chuyện xử tử cũng không được diễn ra. Do vậy, trong thời nhà Đường, nhà Tống, án tử chỉ được thực thi trong chưa đầy 80 ngày của năm.

Tới thời Minh, Thanh, hình pháp cũng quy định thời gian xử tử tương tự như nhà Đường, Tống và không áp đặt một thời gian cụ thể.


About the author

160