Thiết bị chống trượt cho ô tô hoạt động như thế nào?

Posted on at


Ngày nay người mua ô tô không chỉ yêu cầu về một phương tiện đi lại đơn thuần mà chú trọng đến những tính năng hiện đại trên chiếc xe. Nhận thấy được điều này, các nhà sản xuất liên tục cải tiến và cho ra đời nhiều tiện ích hiện đại trên xe nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng. Một vài công nghệ ô tô có thể kể đến như hệ thống phanh ABS, màn hình điện tử, khoá từ, hệ thống cảm ứng , hệ thống chống trượt…Trong số các ứng dụng an toàn ô tô thì hệ thống chống trơn trượt Traction Control System (TSC) nổi lên là đểm sáng của công nghệ an toàn trên ô tô. Hãy cùng cho thuê xe 16 chỗ đà nẵng đi sâu tìm hiểu về TCS qua bài viết dưới đây.
Những chiếc xe ngày nay đa phần đều được trang bị hệ thống nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của hệ thống này.
Traction Control System là một trong ba công nghệ an toàn của hệ thống phanh, bắt đầu xuất hiện từ giữa những năm '80 do hãng Bosch của Đức nghiên cứu và phát triển. Ba công nghệ an toàn đó là hệ thống chống bó cứng phanh ABS ra đời năm 1978, hệ thống chống trơn trượt TSC ra đời năm 1985 và hệ thống cân bằng điện tử ESC ra đời năm 1995. Đây là ba công nghệ giúp đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, từ đó làm tăng khả năng điều khiển khiến chiếc xe hoạt động ổn định và an toàn hơn.
Khi xe ô tô vận hành, thuê xe du lịch đà nẵng 35 chỗ nhận thấy thường sẽ có 3 thời điểm khiến chiếc xe rất khó kiểm soát là khi tăng tốc, khi phanh và khi vào cua. Tại 3 thời điểm này, độ ổn định của thân xe sẽ không đảm bảo bởi các yếu tố tác động do lực quán tính, lực ly tâm và do thiết kế riêng của từng loại xe. Do đó, ba công nghệ TSC, ABS và ESC làm nhiệm vụ khắc phục nhược điểm này và đêm lại sự ổn định cho thân xe trong toàn bộ quá trình vận hành.
Hệ thống ABS làm nhiệm vụ đảm bảo độ bám đường cho xe trong quá trình phanh bằng việc dựa vào các cảm biến trượt trên bánh xe để phát hiện hiện tượng mất ma sát của lốp xe khi phanh, từ đó sẽ liên tục điều chỉnh lực phanh để đảm bảo độ bám tốt nhất giữa lốp xe và mặt đường.
Trong khi đó, hệ thống TCS thì hoạt động theo cơ chế ngược lại. Các cảm biến trượt trên lốp xe sẽ đưa tín hiệu đến CPU xử lý khi phát hiện có hiện tượng trượt bánh trong khi xe đang tăng tốc. Khi phát hiện lốp xe có hiện tượng mất ma sát, hệ thống sẽ điều chỉnh công suất tác động lên lốp xe để triệt tiêu hiện tượng trượt bánh trên mặt đường.
Như vậy, có thể nói hệ thống chống trơn trượt TSC giống như bùa hộ mệnh cho những chiếc xe, đặc biệt là những chiếc xe có công suất lớn cùng gia tốc cao, đảm bảo được độ ổn định của xe khi tăng tốc giúp hạn chế hiện tượng văng xe mất ma sát khi tăng tốc đột ngột. Ngoài ra, trong những tình huống di chuyển trên đường trơn trượt hoặc vào cua, hệ thống TSC cũng giúp lái xe có thể kiểm soát được tay lái một cách ổn định hơn.
Theo

https://thuexetulaidanangblog.wordpress.com/


TAGS:


About the author

160