Thuốc cobimol như thế nào? có công dụng gì? giá bao nhiêu?

Posted on at


Nhiều người thắc mắc Thuốc cobimol là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay thuốc giá bao nhiêu sẽ giải đáp điều này. Thuốc chloramphenicol là thuốc gì?

Thuốc cobimol là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu tiền?

THÀNH PHẦN: Thuốc kotase là thuốc gì?

Mỗi gói chứa:

- Paracetamol 100 mg
- Chlorpheniramin maleat 2 mg
- Tá dược: Natri saccharin, FD&C red 3 powder, Lactose, Bột mùi dâu, Bột mùi cam, Aerosil, Đường trắng, Cồn 960, Nước trao đổi ion.

DẠNG TRÌNH BÀY: Thuốc edevexin 400mg là thuốc gì?

- Hộp 25 gói x 1,6 gam.

DƯỢC LỰC:

- Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt có thể thay thế aspirin. Khác với aspirin, Paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
- Chlorpheniramin là thuốc kháng histamin có tác dụng phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:

- Paracetamol: được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% Paracetamol trong máu gắn kết với protein huyết tương. Thời gian bán hủy khoảng 2 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu chủ yếu ở dạng liên hợp với acid glucuronic.
- Chlorpheniramin: hấp thu tốt khi uống, xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 - 60 phút. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong khoảng 2,5 - 6 giờ sau khi uống. Khoảng 70% Chlorpheniramin trong tuần hoàn liên kết với protein. Chlorpheniramin chuyển hóa nhanh và nhiều. Thời gian bán thải là 12 - 15 giờ và kéo dài ở người bệnh suy thận mãn. Chlorpheniramin được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hóa.

CHỈ ĐỊNH:

- Điều trị cảm sốt, triệu chứng đau nhức, sổ mũi.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

- Mẫn cảm với các thành phần thuốc.
- Người bệnh thiếu G-6-P-D.
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu, bệnh tim, thận hoặc gan.
- Không dùng khi bị hen suyễn, thở nông, khó thở, đang cơn hen cấp.
- Glocom góc hẹp.
- Loét dạ dày chít, tắc môn vị tá tràng.
- Tắc cổ bàng quang.
- Tiểu khó hoặc bí tiểu do rối loạn tiền liệt-niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến.
- Người bệnh dùng IMAO trong vòng 14 ngày.
- Trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng.

LIỀU LƯỢNG & CÁCH DÙNG:

- Hoà thuốc với một ít nước chín để uống.
- Trẻ em 1 - 6 tuổi: ½ gói x 2 - 4 lần/ngày.
- Trẻ em 7 - 12 tuổi: 1 gói x 3 - 4 lần/ngày.

- TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

- Buồn ngủ, an thần, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn.
- Các phản ứng thuộc huyết học (sự giảm tiểu cầu) đã được báo cáo. Viêm tụy, phát ban da như ban đỏ, mày đay và các phản ứng dị ứng khác đôi khi xảy ra. Ngừng sử dụng thuốc trong trường hợp có biểu hiện dị ứng.



About the author

160