TOP 10 BỘ PHIM HAY NHẤT LỊCH SỬ CANNES

Posted on at


Điểm qua 10 bộ phim xuất sắc nhất đã giành giải Cành cọ vàng trong lịch sử Liên hoan phim Cannes. Hầu hết các phim đoạt giải đều theo chủ nghĩa hiện thực.

1. The Third Man, 1949 (Người đàn ông thứ 3) 

Lịch sử liên hoan phim Cannes thực chất diễn ra sớm hơn cột mốc 1946. LHP đầu tiên được tổ chức vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 - ngày mà Đức quốc xã xâm chiếm Hà Lan. Sau đó bị trì hoãn cho đến tận năm 1946 nhưng ban giám khảo lại trao giải thưởng cho 11 phim trong số 13 phim tranh giải. Năm 1947 thì không trao giải, rồi lại tiếp tục không tổ chức LHP vào năm 1948 và có thể nói rằng 1949 là cột mốc đầu tiên ghi nhận giải thưởng của người chiến thắng là đạo diễn người Anh Carol Reed với bộ phim The Third Man.

Ảnh minh họa


Đạo diễn bởi Carol Reed, với diễn viên chính là Joseph Cotton, nhưng chính Orson Welles mới thực sự là điểm sáng trong cốt truyện nói về thế giới ngầm trong Chiến tranh lạnh này. Đây là một trong số những phim Noir (phim đen) cổ điển nổi tiếng nhất, tiêu biểu cho dòng phim thể hiện sự hồi tưởng nối tiếp với những diễn biến hiện tại phức tạp.

Phần nhạc phim đã thêm yếu tố hài hước vào trong bộ phim thấm đẫm nỗi chịu đựng của con người. Cốt truyện được biến chuyển rất tuyệt từ đoạn giữa, với những cảnh phim kinh điển về thế giới ngầm. Bộ phim gây ảnh hưởng lớn đến mức mà tour du lịch Third Man đã được tổ chức quanh hệ thống cống rãnh ở Vienne - nơi người ta đã quay phần cao trào của bộ phim.

2. The Wages of Fear - 1953 (Giá của nỗi sợ hãi)

Đây là bộ phim đầu tiên sau The Third Man giành giải Palme d'Or (Cành cọ vàng). Phim được đạo diễn bởi Henri-Georges Clouzot người Pháp.

Ảnh minh họa


Câu chuyện ly kỳ kể về những người đàn ông ở miền Nam Mỹ vận chuyển thuốc nổ nitrogylcerin trên một chiếc xe tải cọc cạch và phải vượt qua những đoạn đường ghồ ghề đầy đá lởm chởm. Đầu tiên là sự chán chường và sau đó là xen lẫn sự hối hận, bất cứ một cú va chạm nào cũng có thể đẩy tính mạng của những tài xế này vào cõi chết. Đây là một bộ phim hành động về những kẻ yếm thế thời kỳ hậu chiến. Dù có hay không thì The Wages of Fear cũng đã thành công rực rỡ tại châu Âu, châu Mỹ, và đưa diễn viên Yves Montand trở thành một trong những nam diễn viên hàng đầu trên thế giới.

3. La Dolce Vita - 1960 (Cuộc sống ngọt ngào)

La Dolce Vita (tựa tiếng Anh The Sweet Life) sản xuất năm 1960, là bộ phim hay nhất của đạo diễn Ý lừng danh Federico Fellini. Nó có tên trong danh sách 100 bộ phim hay nhất thế giới và được xem như cột mốc đánh dấu bước chuyển của đạo diễn Fellini từ trường phái tân hiện thực (neo-realist) sang trường phái phim nghệ thuật (art film) sau này của ông.

Ảnh minh họa


Đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của đạo diễn, bộ phim từ bỏ cách dẫn chuyện cổ điển để tạo nên bức tranh ghép gồm các trường đoạn chỉ có nhân vật chính. Diễn viên Marcello Mastroianni vào vai phóng viên Marcello Rubini nổi tiếng ăn chơi của thành phố Roma. Lấy bối cảnh thủ đô Rome của nước Ý (chủ yếu là Via Veneto, con đường có nhiều hộp đêm, cà phê lề đường và nơi tản bộ) vào năm 1959. Khi điều tra cuộc sống tai tiếng của các ngôi sao, anh phát hiện thế giới hoan lạc của xã hội thượng lưu. Lãng quên tất cả, anh lao mình vào thế giới này, nơi giới hạn giữa ngày và đêm vô cùng mờ nhạt.

Khi ra mắt tại LHP Cannes, bộ phim bị khán giả la ó và Tòa thánh Vatican lên án. Ngày nay, cảnh Anita Ekberg tắm bên đài phun nước Trevi trong phim trở thành một trong những trích đoạn nổi tiếng nhất của điện ảnh thế giới.

Ảnh minh họa


Theo tờ The New York Times, La Dolce Vita được ngợi khen như một trong những bộ phim châu Âu được xem nhiều nhất trong thập niên 60 trên thế giới và tại Mỹ. Phim được đề cử 4 Oscar, nhưng chỉ đoạt 1 Oscar thiết kế trang phục đen trắng. La Dolce Vita cũng đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 1960.

4. Taxi Driver - 1976 (Tài xế Taxi)

Ngoài giải thưởng Cành cọ vàng trong liên hoan phim quốc tế Cannes, Taxi Driver còn nhận bốn đề cử Oscar (1976). Phim được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại.

Ảnh minh họa


Trên trang IMDB.com, Taxi Driver chiếm vị trí 86 trong danh sách 250 phim hay nhất mọi thời đại. Với khoản kinh phí vỏn vẹn 1,3 triệu USD, tác phẩm thu lại hơn 28 triệu USD khi chiếu ngoài rạp, và gần 13 triệu USD khi phát hành băng video. Nhân vật Travis Bickle được xếp vào vị trí 30 trong danh sách Những nhân vật phản diện vĩ đại nhất trong 100 năm, còn bản thân bộ phim nằm trong danh sách 100 phim kinh dị hay nhất trong 100 năm của Viện Điện ảnh Mỹ. Phim cũng được lựa chọn để lưu trữ trong thư viện quốc hội Mỹ, với tư cách là di sản văn hóa cho các thế hệ sau.


Ảnh minh họa


Để đóng tốt vai Travis Bickle, tài tử Robert De Niro đã thử hành nghề lái xe taxi 12 giờ mỗi ngày trong suốt một tháng. Anh cũng gặp một bác sĩ tâm lý để tìm hiểu về những người mắc bệnh thần kinh. 

Nhà soạn nhạc huyền thoại Bernard Herrmann qua đời vào ngày Giáng sinh năm 1975, chỉ vài giờ sau khi hoàn thành bản nhạc cho Taxi Driver. 

Jodie Foster (đóng cô gái điếm 12 tuổi tên Iris) bước sang tuổi 14 khi đóng phim này. Vì thế mà cô không thể đóng những cảnh ôm ấp, tán tỉnh, vuốt ve. Connie Foster, chị gái của Jodie, đóng thay cô trong những cảnh đó vì lúc ấy Connie đã 21 tuổi. Trước khi bộ phim bấm máy, Jodie đã gặp một gái điếm để tìm hiểu cuộc sống và hành vi của những cô gái làng chơi. Cô gái mà Jodie tìm hiểu cũng đóng một vai nhỏ trong phim.

5. Tree of Wooden Clogs - 1978 (Cây với đôi giày gỗ)

Đạo diễn kỳ cựu 78 tuổi người Italy Ermanno Olmi đã giành được giải Sư tử vàng - thành tựu trọn đời của ban tổ chức LHP Venice 2008 vì những cống hiến cho sự nghiệp điện ảnh của ông.

Ảnh minh họa
Với những cống hiến không mệt mỏi, Ermanno Olmi rất xứng đáng được tôn vinh. 

 

Ảnh minh họa


Bộ phim nổi tiếng và được nhiều người nhớ đến nhất là L'Albero Degli Zoccoli - The Tree of the Wooden Clogs - kể về cuộc đời của một nông dân nghèo ở Lombardy. The Tree of the Wooden Clogs cũng đã giành được giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes năm 1978.

6. Sex, lies, and videotape - 1989 (Tình dục, những lời nói dối và băng video)

Ảnh minh họa


Năm 1989, bộ phim Sex, lies, and videotape (Tình dục, những lời nói dối và băng video) của đạo diễn trẻ Steven Soderbergh đã đoạt giải Grand Jury Prize tại liên hoan phim Sundance, và tiếp tục đoạt giải Cành Cọ Vàng tại liên hoan phim Cannes, đánh dấu phim độc lập của Hoa Kỳ đã bắt đầu được công nhận trên thế giới. Đây cũng là bộ phim được thực hiện với kinh phí cực thấp nhưng lại mang về doanh thu gấp bội.

Ảnh minh họa
Năm 1989, bộ phim Sex, Lies and Videotape của đạo diễn Steven Soderbergh đã khiến Hollywood trầm trồ khi bộ phim này thu về 25 triệu đô chỉ với kinh phí đầu tư 1,2 triệu đô.


Steven Soderbergh đã khởi động phong trào làm phim độc lập vào những năm 90, với dấu mốc là bộ phim này kể về những mối quan hệ chồng chéo giữa bốn người và một máy quay phim.

Sex, Lies and Videotape đã đoạt giải Cannes và sự thành công thương mại ở tầm quốc tế đã khiến nó trở thành ngòi nổ cho hàng loạt phim có đề tài về tính dục trong những năm tiếp theo. Ngay từ bộ phim này, Soderbergh đã thể hiện được hầu hết các điểm mạnh của mình: kịch bản sâu sắc và tinh tế, thoại rất hấp dẫn và không cần phô bày hết mọi thứ, diễn viên thì tự thể hiện mình rất tốt và đầy sáng tạo. 

Cùng với một bộ phim cũng khá lạ của Quentin Tarantino tựa đề Pulp Fiction (1994), Sex, Lies, and Videotape là một trong những bộ phim có ảnh hưởng nhất đến phong trào sản xuất phim độc lập trong thập niên 90.

7. Farewell My Concubine - 1993 (Bá Vương Biệt Cơ)

Bá Vương Biệt Cơ ra mắt khán giả năm 1993 với diễn xuất tuyệt vời của Trương Quốc Vinh và Củng Lợi. Câu chuyện xúc động về cuộc đời của chàng diễn viên kinh kịch Trình Điệp Y và vai diễn nàng Ngu Cơ không chỉ được khán giả Trung Quốc yêu thích mà còn gây ấn tượng mạnh với khán giả phương Tây.  

Ảnh minh họa


Bá Vương Biệt Cơ đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế như giải Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes năm 1994, giải Quả Cầu Vàng cho phim tiếng nước ngoài hay nhất, được đề cử giải Oscar cho Phim tiếng nước ngoài hay nhất… 

Mới đây, phim cũng được lọt vào danh sách 100 bộ phim hay nhất mọi thời đại của tạp chí Time. Bộ phim này còn đưa tên tuổi của nam diễn viên Trương Quốc Vinh lên hàng ngôi sao quốc tế.

Nội dung là câu chuyện xoay xoay quanh số phận nhân vật Trình Điệp Ydo Trương Quốc Vinh thủ vai, trong mối quan hệ giữa anh với nghệ thuật Kinh kịch và người bạn diễn Đoàn Tiểu Lâu (Trương Phong Nghị), qua đó thể hiện hai chủ đề chính của bộ phim: nỗi ám ảnh và sự phản bội. 

Phim lấy bối cảnh Trung Hoa từ năm 1924 đến năm 1977, bắt đầu từ khi cậu bé Đức Chí (tên thật của Trình Điệp Y) được mẹ đem gởi cho đoàn hát của Quảng sư phụ, sau khi đã bị cắt bớt một ngón tay thừa. Đức Chí lớn lên dưới sự rèn luyện hà khắc để có thể thủ vai ái thiếp trong các vở tuồng tích, bên cạnh cậu là Sĩ Tứ - một cậu bé rắn rỏi vốn được hướng vào những vai vương tướng. Qúa trình rèn luyện đối với Đức Chí là sự giết chết dần dần tự tôn nam tính, cậu trưởng thành và xem cuộc đời của mình với sân khấu Kinh kịch như một.

8. Pulp Fiction, 1994 - Chuyện tào lao (Cấm trẻ em dưới 12 tuổi)

Pulp fiction là một bộ phim tiêu biểu cho phong cách của Quentin Tarantino: nhiều bạo lực, xem qua có vẻ đơn giản nhưng thực ra phải xem đi xem lại vài lần có lẽ mới hiểu được ý nghĩa của nó. Nội dung của phim xoay quanh những câu chuyện tưởng như tầm phào của các nhân vật trong phim.

Ảnh minh họa


Bộ phim của Quentin Tarantino không chỉ đoạt giải Cành Cọ Vàng năm 1994 mà còn trở thành bộ phim độc lập đầu tiên thu về hơn 100 triệu đô-la từ các điểm công chiếu. Điều đó cũng cho thấy sự khôn ngoan của Disney khi hãng này đã mua lại Miramax ngay từ năm trước.

Không chỉ tiêu biểu về phong cách làm phim mà Pulp fiction còn tiêu biểu về góc máy, hình ảnh và âm nhạc trong phim. Nếu đã từng xem qua một vài phim của Quentin Tarantino, bạn sẽ thấy các góc máy trong phim tả thực, hình ảnh không chau chuốt nhiều. Những cảnh bạo lực: bắn giết, máu me…đều rất thực và không hề dùng kĩ xảo để làm giảm bớt (cũng tương tự như các cảnh chiến đấu trong Kill Bill sau này). Bên cạnh đó các cảnh dùng ma túy (tiêm chích, hít) trong Pulp fiction cũng được quay cận cảnh. Nước phim cũng có vẻ cũ kĩ chứ không bóng bẩy, mịn và sắc nét như nhiều phim khác. Đó là thủ pháp thường thấy trong các phim của Q.Tarantino. Ông thường sử dụng nhạc rock and roll trong các phim của mình. Tuy nhiên, nó không phải loại rock and roll thông thường mà là thể loại rock and roll thường thấy trong những phim cao bồi.  

Tại LHP Cannes năm 2009 lần này, đạo diễn Tarantino trở lại với bộ phim Inglourious Basterds cùng sự góp mặt của nam tài tử Brad Pitt và đang nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn.

9. A Taste of Cherry - 1997 (Hương vị anh đào)

Năm 1997, giới phê bình và nhiều khán giả sửng sốt khi giải Cành cọ vàng được trao cho bộ phim Taste of cherry (Hương vị anh đào) của đạo diễn Iran Abbas Kiarostami, kể về hành trình đi tìm cái chết của một người đàn ông nhưng bất ngờ ở đoạn kết, khi ông ta từ bỏ ý định tự tử chỉ vì hương vị của quả anh đào - một thông điệp đầy nhân bản. Cũng từ đó Cannes và điện ảnh thế giới phát hiện thêm nhiều tài năng khác của nền điện ảnh Iran.

Ảnh minh họa



Hương vị anh đào, câu chuyện về một người đàn ông tìm thuê người chôn mình. Không có những đại cảnh hoành tráng, không có những bối cảnh phức tạp, ấn tượng bao trùm cả bộ phim là một vùng đất trống trải khô cằn như sự phản quang của tâm hồn héo hắt tuyệt vọng của nhân vật chính Badii.


Abbas Kiarostami đã tìm thấy trong bối cảnh bình thường ấy phương tiện nhuần nhị để chuyển tải một triết lí nhân sinh về cuộc sống.

10. 4 Months, 3 Weeks and 2 Days (4 tháng, 3 tuần và 2 ngày) - 2007

Cành cọ vàng của Liên hoan phim Cannes 2007 đã được trao vào tối 27-5-2007 cho phim 4 Months, 3 Weeks and 2 Days của đạo diễn Rumani Cristian MungiuBuzz. Một câu chuyện đau đớn về thời đoạn đầy nhẫn tâm tồn tại trong một xã hội chuyên chế, nơi người ta luôn dửng dưng với số phận của mình, trong đó có câu chuyện về hai cô gái trẻ tìm cách từ bỏ một bào thai ngoài ý muốn.  

Ảnh minh họa

Kịch bản của Mungiu và các cảnh quay cận của Oleg Mutu đã thu lấy những cử chỉ tức thời và làm nổi bật chân dung một số người, chỉ với chút ít quyền lực trong tay đã  bức ép bao người khác phải chấp thuận những điều mà họ không bao giờ mong muốn. Tất cả diễn ra ở một nơi mà những nhà cầm quyền chưa bao giờ lộ diện đang thống trị. Ivanov khiến người xem phải ớn lạnh khi vào vai người phá thai, một kẻ luôn thấy an toàn khi nắm trong tay điểm yếu của các cô gái trẻ. Vasiliu trong vai Gabita xinh đẹp và ngốc nghếch tuy mới lần đầu ra mắt trên màn ảnh lớn nhưng đã khiến khán giả phải bàng hoàng mỗi khi cô xuất hiện trong phim.
Marinca, người đoạt giải BAFTA TV cho nữ diễn viên xuất sắc nhất trong seri Sex Traffic năm 2004, đã thể hiện xuất sắc sự hỗn độn trong nội tâm khi nhìn bạn mình bị rờ rẫm lúc tay bác sĩ thăm khám hay khi nghe tiếng kèn inh tai của những người vốn từ lâu đã đồng lõa với những ông chủ xấu xa của họ. Nữ diễn viên Rumania này còn diễn xuất đầy thuyết phục trong một cảnh căng thẳng và bi thảm ở cuối phim, khi Otilia phải vứt bỏ bào thai trong một thành phố không có tình yêu thương, giống như một địa ngục.  

Chất lượng âm thanh hoàn hảo và diễn xuất chói sáng, 4 Months, 3 Weeks and 2 Days là một thành công đáng ngạc nhiên. Sự thuần khiết và chân thật là những yếu tố dẫn dắt xuyên xuốt bộ phim vốn không chỉ là câu chuyện về một ca phá thai chui mà còn là những cuộc thương lượng dằng dai và lặng lẽ để sống sót trong những ngày cuối cùng của chế độ Caecescu tại Rumania. 
 

 



About the author

DangNguyen

Mình tên Đăng, mình đến từ Tp.HCM, Việt Nam. Mình 21 tuổi và mình hiện đã tốt nghiệp Đại Học Hutech chuyên ngành Xây Dựng nhưng hiện tại thì vẫn chưa có việc làm. Sở thích: Xem phim, Chơi games, đá bóng, nghe nhạc, đọc truyện. Tình trạng : Độc…

Subscribe 0
160