1. Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được đặt nhiều tên nhất (Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, Cát (Kát) Vàng, Cồn Vàng; Phương Tây gọi là Paracel)
Hoàng Sa, Trường Sa cùng nằm trong một biển có nhiều tên nhất là Giao Chỉ Dương (bản đồ Trung Hoa), Đông Dương Đại Hải, Biển Champa ( Champa từ thế kỷ 16 theo các bản đồ Phương Tây), Biển Đông, Nam Hải, South China Sea, Biển Đông Nam Á…
Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan đặt tên Hoàng Sa là Parcel, Pracel (có nghĩa là ám tiêu) ; người Anh đặt tên Trường Sa là Pratlys, người Pháp đặt tên Trường Sa là Spratleys.. .
Và đặc biệt ghi chú rõ ràng Paracel là Cát Vàng (bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ, 1838 của Taberd; hoặc Kát Vàng, Cồn Vàng trong bài báo "Geography of the Cochinchine Empire” của GutzLaff naeng trong The Journal of the Geographical Society of London, vol. the 19th,1849, trang 97).
Không xa đâu Trường Sa
2. Hoàng Sa - Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất, xa nhất, có nhiều đảo đá nhất.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o,45’độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.
Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả:
Từ đảo Tri Tôn đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 độ vĩ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ vĩ B, 111 độ 6’ kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý .
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Ngoài ra còn vô số mỏm đá. Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
Cột mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa trải dài từ vĩ độ 6o2 vĩ B tới 11o28 vĩ B, từ kinh độ 112oĐ đến 115oĐ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.
3. Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên tất cả các bản đồ cổ và hiện đại của Việt Nam và Quốc tế.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
Có cả những bản đồ do người Trung Quốc vẽ như: Bộ sưu tập bản đồ Võ bị chí, trang 11b và 12a ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu, có vẽ nước Giao Chỉ Bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, Nam giáp nước Chiêm Thành, Đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Năm 1842, Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần. Ở ngoài khơi phía Đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
Cũng có những bản đồ vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa tức Paracel có tọa độ rất sớm như An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum có ghi rõ "Paracel seu Cat Vang” ( seu tiếng La tinh có nghĩa "hay là”).
Lễ hội Hoàng Sa được tổ chức tại Miếu Hòang Sa ở làng An Vĩnh, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 20 tháng 2, âm lịch.
Thời Chúa Nguyễn (Thế kỷ 17-18) đến thời vua Gia Long, Minh Mạng…(TK 19), tại Lý Sơn, Quảng Ngãi có thành lập một đội lính Hoàng Sa để vượt biển bằng những chiếc thuyền nhỏ bé, đi tuần tra ở những hòn đảo xa xôi ngoài khơi Thái Bình Dương, đó là quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Đội lính này một đi không trở lại vì ngoài khơi sóng gió, bão bùng làm tàu thuyền bị đắm. Người lính Hoàng Sa nhận nhiệm vụ ra đi là coi như đã chết. Cho nên người dân Quảng Ngãi đến nay vẫn còn lưu truyền câu ca dao:
Người đi thì có mà không thấy về.
Hoàng Sa mây nước bốn bề,
Tháng hai khao lề tế lính Hoàng Sa.”
Bởi vậy, trước khi lên thuyền ra khơi, đội lính này làm lễ tế thần tại một ngôi miếu có thờ Cốt ông Hoàng Sa (xương cá voi), gọi là Thần Hoàng Sa do những người lính Hoàng Sa đưa về từ quần đảo này cách đây chừng 300 năm.
Hằng năm vào ngày 20, tháng 2, âm lịch tức là ngày những người lính Hoàng Sa chuẩn bị xuống thuyền, người ta thực hành Lễ khao lề thế lính với ý nghĩa cầu mong cho người ra đi được bình yên trên dặm dài sóng nước để trở về cùng gia đình. Đến 9 giờ đêm 20, tháng 2, người ta mổ heo, gà và đến nửa đêm lễ tế chính sẽ được bắt đầu và kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ. Ngoài những lễ vật như heo, gà vừa kể, người ta còn thấy có cả gạo, muối, mắm, củi, nồi niêu…là những vật dụng mà trước đây lính Hoàng Sa phải mang theo. Đặc biệt trong lễ hội này còn có các linh vị và các hình nộm ở trên có danh tánh người lính Hoàng Sa đã bị tử nạn.
Tất cả những lễ vật, linh vị và hình nộm đều được đặt vào trong một chiếc thuyền có đốt nhang, đèn sáng rực. Sau khi thầy pháp cúng tế xong, chiếc thuyền được 4 thanh niên khỏe mạnh khiêng xuống biển và thả trôi mất tăm, mất tích. Lúc này cũng chừng khoảng 3 giờ sáng.
Đây là một lễ hội nhằm ghi nhớ công lao của những người lính Việt Nam đã hy sinh thân mình để canh giữ biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam đã được xác định cách đây hơn 500 năm (thời Hồng Đức - 1490).
5. Cuốn sách viết về Quốc hiệu, Cương vực và tập hợp số lượng bản đồ cổ và hiện đại về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nhiều nhất. (Xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2013)
Cuốn sách của tác giả Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu do "Nhà xuất bản Trẻ” phát hành năm 2012, dày 205 trang, khổ 15,5 x 23cm. Cuốn sách là công trình vừa mang tính khoa học, vừa phổ thông; khái quát suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng dựng nước đến nay. Đặc biệt, để cập nhật vấn đề thời sự, tác giả bổ sung phần về Lãnh hải Việt Nam gồm nhiều tư liệu và bản đồ cổ của thế giới ghi nhận Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam suốt hơn 500 năm qua. Bằng lý lẽ và tài liệu sử học, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã trưng ra một số bản đồ về thềm lục địa và các hải đảo Việt Nam do người Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Việt Nam... vẽ cách đây hàng trăm năm - trong đó đặc biệt nhấn mạnh về phương diện lịch sử và luật pháp quốc tế để chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Gần 100 bản đồ cổ, từ thời nhà Lê thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 19.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu sinh ngày 12 tháng 3 năm 1920 (giấy tờ ghi là 1923) tại Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình tín đồ Công giáo nghèo nhưng học rất giỏi. Thuở nhỏ thường theo giúp mẹ kiếm sống và học tại trường tiểu học Pháp - Việt ở cuối phố Huế, Hà Nội. Sau khi học xong bậc Trung học, năm 1939, ông theo học trường Bách Nghệ - Hà Nội và tốt nghiệp năm 1941. Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu lịch sử, địa lý (sách đã xuất bản và bài báo bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh), trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu về địa bạ và bản đồ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
7. Đạo diễn thực hiện nhiều phim tư liệu và phim truyện có nội dung về biển đảo Việt Nam nhất (Xác lập kỷ lục năm 2012)
Nguyễn Văn Lượng sinh năm 1957, tại Hải Phòng, là đạo diễn chuyên nghiệp của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng từ năm 1985. Ông đã thực hiện 221 bộ phim về đề tài đất nước – con người miền biển đảo Việt Nam từ năm 1988 đến nay, trong đó có các thể loại: phim truyện, phim tài liệu, phim phóng sự...
Đạo diễn Nguyễn Văn Lượng
Phim của ông mang đậm nét biển đảo quê hương, với nhiều tình tiết, nhiều phân đoạn, phân cảnh… lột tả hết tâm trạng nhân vật, nói lên tình yêu quê hương miền biển đảo của người Việt Nam một cách nồng nàn, sâu sắc. Bàng bạc trong phim của ông là những cảnh, những tình huống mô tả về người Việt Nam dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù phải hy sinh mất mát bao nhiêu cũng hết sức, hết lòng để bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc Việt Nam.
Phim của đạo diễn Nguyễn Văn Lượng đã đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người biển đảo Việt Nam.
Với thành quả ấy, năm 2012, đạo diễn Nguyễn Văn Lượng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: "Đạo diễn có số lượng phim về đề tài đất nước – con người miền biển đảo nhiều nhất”.
8. Bài thơ được cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam bình chọn để các nhà thư pháp kỷ lục gia viết thành Bức lụa thư pháp có độ dài kỷ lục đang được trưng bày tại Nhà Truyền thống huyện đảo Trường Sa.
Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của tác giả Nguyễn Việt Chiến, ông là một nhà thơ – nhà báo (Báo Thanh Niên -Việt Nam).
Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Việt Chiến
Tổ quốc nhìn từ biển được ông viết năm 2009 trong lần dự Trại sáng tác Văn học của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hạ Long do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Cục chính trị quân chủng Hải quân tổ chức với đề tài sáng tác "Biển, đảo và người chiến sĩ hải quân” với sự tham gia của đông đảo các cây bút sung sức trong và ngoài quân đội. Bài thơ thể loại 8 chữ, có tất cả 40 câu, sau đó được đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 29/5/2009. Bài thơ có sức lan tỏa rất nhanh, được rất nhiều trang mạng điện tử trong và ngoài nước cùng hàng nghìn blog đưa lại.
"Tôi nghĩ, đối với những người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả vấn đề thời sự nhạy cảm ấy là tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những tháng năm này. Chính tình yêu đó đã thôi thúc tôi viết bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển” ngay trong ngày đầu dự trại sáng tác văn học Hạ Long…” Đó là lời tâm sự của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Trong dịp Hội ngộ kỷ lục gia lần thứ 23 được tổ chức tại khách sạn REX (TPHCM), đại đa số kỷ lục gia Việt Nam đã bình chọn bài thơ này để các kỷ lục gia thư pháp viết thành Bức lụa thư pháp trao tặng cho ông Nguyễn Đức Thắng – Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa. Bức lụa thư pháp kỷ lục Tổ quốc nhìn từ biển hiện đang được trưng bày tại Nhà Truyền thống huyện đảo Trường Sa.
Bức thư pháp Tổ Quốc ở Trường Sa
Sáng tác: Nguyễn Việt Chiến
-----------------------------------------
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
…
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn…
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u…
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
…
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước *
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.
9. Thuyền trưởng – Nhạc sĩ viết nhiều ca khúc về biển đảo nhất (Xác lập kỷ lục năm 2013)
Năm 1990, ông vào đất liền rồi thi vào Nhạc viện TP.HCM. Năm 2000 ông tốt nghiệp Cử nhân Nghệ thuật, từ đó con đường sáng tác âm nhạc của ông rộng mở hơn. Trong hơn 30 năm sáng tác, ống đã viết trên 100 ca khúc, trong đó có 12 ca khúc mang chủ đề về biển đảo tổ quốc Việt Nam gồm: Biển gọi, Khúc hát biển xanh, Em gái đảo xanh, Tình khúc đại dương, Mùa xuân với biển, Đường Bác Hồ trên biển, Sài Gòn mưa nắng, Hải Phòng và em, Chiều Quy Nhơn, Biển tình, Với biển, Tình khúc người đi biển.
10. Ca khúc viết về biển đảo cùng một lúc được hai giải thưởng âm nhạc cao nhất của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh.
Sau khi đọc, suy ngẫm, thẩm thấu và rung cảm với nội dung bài thơ Tổ quốc gọi tên mình của Nguyễn Phan Quế Mai, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn đã cảm tác phổ thành ca khúc để hưởng ứng tác phẩm dự thi sau khi lễ phát động viết ca khúc về biển đảo được công bố. Bài hát được viết cung La muneur, nhịp 6/8, điệu thức chậm, nồng nàn, tha thiết... và được các ca sĩ thành danh, nổi tiếng như NSƯT Tạ Minh Tâm, NSND Quang Thọ... trình bày.
Cuối năm 2011, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc TP.HCM đều công bố quyết định trao tặng Giải A (giải cao nhất) cho ca khúc Tổ quốc gọi tên mình.
Sáng tác: Đinh Trung Cẩn
Lời thơ: Nguyễn Phan Quế Mai
-----------------------------------------
Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Sóng cuồn cuộn lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
...
Tổ quốc linh thiêng, tổ quốc linh thiêng
Ngọn đuốc hòa bình trên tay rực lửa
Biết bao triệu mỗi người thao thức tiếng Việt Nam
Biết bao triệu người lấy thân mình che chở
Tổ quốc linh thiêng, tổ quốc linh thiêng
Ngọn đuốc hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe, tôi lắng nghe, tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình...