TOP 5 KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Posted on at


Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng, giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận. 

1. Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (Hải Phòng)

Cát Bà là một quần đảo gôm 366 đảo lớn nhỏ, cách thành phố Hải Phòng 60km, về phía tây nam vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới vào năm 2004. Trên đảo có vườn quốc gia Cát Bà diện tích 15.000ha ( gần 2/3 là rừng và 1/3 là biển).

Cát Bà có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất hải dương. Về mùa hè khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Vườn quốc gia Cát Bà có hệ sinh thái động thực vật phong phú: 32 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư... 620 loài thực vật bậc cao, trong đó có 350 loài cây thuốc nam. Cát Bà là đảo chính, diện tích trên 200km2 với nhiều tài nguyên rừng, biển vô cùng phong phú, là điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

2. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình)

Khu Dự trữ sinh quyển Sông Hồng được UNESCO công nhận ngày 2.12.2004, bao gồm các vùng đất phía nam vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm ở 3 cửa sông: Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là khu dự trữ sinh quyển ngập nước ven biển với tổng diện tích hơn 105.558 ha, trong đó 66.256 ha là đất liền ven biển, diện tích còn lại là mặt nước ven biển. 

Toàn bộ được chia thành 3 vùng: vùng lõi: 14.000 ha; vùng đệm: 37.000 ha; vùng chuyển tiếp: trên 54.000 ha, có số dân trên 128.000 người (năm 2004).

3. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là một khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam, bao gồm Vườn quốc gia Cát Tiên và 4 khu: Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu; Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An - Đồng Nai; Khu Ramsar Bàu Sấu và Khu di sản thiên nhiên thế giới. 

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai bao gồm các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông với tổng diện tích 966.563ha, gồm 3 vùng: lõi, đệm và chuyển tiếp.

4. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (Kiên Giang)

Khu dự trữ sinh quyển này thuộc vùng ven biển và vùng biển Kiên Giang, được UNESCO công nhận tại Paris ngày 27.01.2006. Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang là 1,1 triệu ha, chứa đựng sự đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái (động và thực vật), bao trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Kiên Lương. 

Có 3 vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia: U Minh Thượng, Phú Quốc và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải.

5. Khu dự trữ sinh quyển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau)

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận năm 2009 tại Hàn Quốc. Toàn bộ khu dự trữ sinh quyển rộng 371.506 ha, với 3 vùng: lõi, đệm và vùng chuyển tiếp. Tại vùng lõi được chia ra làm 3 vùng nhỏ làm các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; Hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; Là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM CHÍNH THỨC CÔNG BỐ THÔNG TIN

 



About the author

DangNguyen

Mình tên Đăng, mình đến từ Tp.HCM, Việt Nam. Mình 21 tuổi và mình hiện đã tốt nghiệp Đại Học Hutech chuyên ngành Xây Dựng nhưng hiện tại thì vẫn chưa có việc làm. Sở thích: Xem phim, Chơi games, đá bóng, nghe nhạc, đọc truyện. Tình trạng : Độc…

Subscribe 0
160