1. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng)
Đây là lễ hội nổi tiếng ở Đồ Sơn, Hải Phòng, diễn ra vào ngày 9/8 âm lịch. Lễ hội được mở đầu với màn múa cờ tưng bừng của mấy chục thanh niên khỏe mạnh. Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng cặp trâu được dẫn vào sới chọi trong số các trâu được chọn tháng 6 âm lịch trước đó để tham dự vòng chung kết này. Theo qui định, con trâu nào bỏ chạy trước là thua. Trâu thắng trận trong vòng chung kết này được rước trang trọng về đình. Lệ cũng quy định trâu thắng hay thua đều làm thịt để cúng thần và chia cho các gia đình cùng hưởng “lộc”.
2. Hội đua voi ở Buôn Đôn (Đắk Lắk)
Là sự kiện văn hóa nổi bật ở Tây Nguyên nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông, những người có truyền thống về săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Hội được tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại Buôn Đôn. Sau khi tim được chú voi dành chiến thắng sẽ là cuộc thi voi bơi qua sông Sêrêpốc, voi ném xa, voi đá bóng, voi kéo co…
3. Lễ hội đua bò (An Giang)
Sự kiện diễn ra trong dịp lễ Dôlta ở hai tỉnh Tịnh Biên và Tri Tôn, nơi có đàn bò nhiều nhất trong tỉnh. Trường đua được đặt trên một khu đất rộng 60m, dài 170m. Đường đua dài cỡ 90m, rộng 4m. Nài chính và nài phụ sẽ điều khiển một đôi bò. Đàn bò được chăm sóc chu đáo trước và sau mỗi lượt đua.
4. Lễ hội đua ngựa Bắc Hà (Lào Cai)
Lễ hội đua ngựa ở Bắc Hà dường như chứa đựng tất cả những gì thuộc về văn hóa của người dân vùng cao Lào Cai. Theo tục truyền: ngày xưa việc điều khiển ngựa thồ chủ yếu do các chàng trai đảm nhiệm, sau những buổi thồ ngô, thồ lúa xong sớm, đám trai tráng cao hứng rủ nhau đua ngựa để thử tài và cũng là để rèn luyện sức khỏe, dần dần đua ngựa trở thành lễ hội với nét văn hóa độc đáo riêng của người Bắc Hà. Theo những người già nhất sống ở “cao nguyên trắng” thì áng chừng khi hoa mận nở trắng rừng là lúc người dân khắp vùng Bắc Hà nô nức xem hội đua ngựa.
5. Lễ hội chọi chim Họa Mi (Hà Giang)
Hằng năm lễ hội chọi chim họa mi Hà Giang thường diễn ra vào dịp Quốc Khánh 2.9 ở trung tâm xã, thu hút đông đảo mọi người đến tham dự. Không chỉ người dân địa phương mà người chơi họa mi ở các huyện xã lân cận cũng tham gia đông vui. Và sau mỗi lần chọi chim xong, những người nuôi chim lại tụ tập học hỏi, trao đổi cách chăm sóc, huấn luyện chim họa mi, một cách say sưa, vui vẻ.
TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM CHÍNH THỨC CÔNG BỐ THÔNG TIN