1. Nhà hát múa rối Thăng Long – Hà Nội
Nhà hát Múa rối Thăng Long được biết đến là điểm dừng chân của khách thăm quan du lịch lữ hành hướng tới văn hoá Việt; là nơi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật múa rối Việt Nam và là điểm sáng văn hoá nghệ thuật dân tộc.
Nhà hát múa rối Thăng Long với loại hình biểu diễn độc đáo đã có một kiến trúc rất độc đáo mang đạm nét truyền thống.Xem rối nước là ngồi ngoài trời, trực tiếp với thiên nhiên. ở đây tất cả đều thực, giác quan con người đều có thể cảm thụ được. Nhưng chính giữa những cái quá quen này, trò rối nước đã nổi bật, lộ ra như vầng trăng giữa trời đêm, biểu hiện cho tài năng sáng tạo của con người, ngợi ca sự chiến thắng thiên nhiên của con người. Chính vì vậy, nhà hát múa rối Thăng Long mang nhiều nét kiến trúc độc đáo, đậm chất dân gian với mái đình cong vút, những bức hoành phi, câu đối… phù hợp với Nội dung truyền thống của những màn múa rối nước mô tả lại đời sống thường ngày của người nông dân Việt Nam (trồng trọt, chăn trâu, bắt cá…), các hoạt động vui chơi (thi bơi, nhảy…), hoặc về cá anh hùng lịch sử (Lê lợi trả kiếm…), với lối biểu diễn dân dã đã thu hút được nhiều người xem. với hiệu ứng anh sáng, nhạc và kết hợp cả người và những con rối…. các nghệ sĩ đá mang đến những nét độc đáo riêng biệt cho không gian nghệ thuật nơi này.
2. Nhà hát lón Hải Phòng – Hải Phòng
Nhà hát Lớn Hải Phòng có tên gọi chính thức là nhà hát Thành phố, nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng. Được khởi công xây dựng vào năm 1904, đến năm 1912 thì hoàn thành, nhà hát là nơi tổ chức những hoạt động văn hóa, chính trị lớn của thành phố Hoa Phượng Đỏ.
Đứng trước Nhà hát Lớn Hải Phòng, du khách sẽ có cảm giác vừa quen vừa lạ khi công trình được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroc. Với hai tầng nhà, hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi quần áo, căng tin và một sân khấu chính cùng khán trường 400 ghế, Nhà hát Lớn Hải Phòng còn gây ấn tượng với du khách bởi hệ thống ánh sáng tự nhiên chiếu qua 100 cửa ra vào và cửa sổ.
Thêm vào đó là trần khán trường hình vòm có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng như Mozard, Betthoven. Các bức tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ cũng được đặt phía trên sân khấu tạo thành một tổng thể hài hòa và độc đáo.
Cũng như Nhà hát Lớn Hà Nội, không gian trước Nhà hát Lớn Hải Phòng là một quảng trường khoáng đạt với nhiều vườn và cơ sở thương mại xung quanh. Vào buổi tối, đây là nơi vui chơi, hóng gió yêu thích của người dân và du khách ở Hải Phòng.
3. Nhà hát lớn Hà Nội – Hà Nội
Được xây dựng phỏng theo mẫu của Nhà hát Opera ở Paris từ năm 1901 đến 1911 trên phố Tràng Tiền, Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thủ đô. Cùng với Nhà thờ Lớn, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một cột, đây là điểm dừng tham quan, chụp ảnh yêu thích của nhiều du khách khi đến Hà Nội. Với mặt tiền thoáng rộng nhìn thẳng ra quảng trường Cách mạng tháng Tám, từ xa du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp sang trọng và cổ điển của nhà hát Lớn với những hàng cột, cửa vòm và ban công hướng sáng. Theo bậc thềm dẫn vào bên trong nhà hát là một không gian lộng lẫy với hệ thống đèn chùm lấp lánh, được chia thành nhiều không gian khác nhau.
Nếu như sảnh chính là nơi đón khách, phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng thì phòng khán giả là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và được biết đến nhiều hơn cả. Với một sân khấu lớn, 3 tầng ghế gần 600 chỗ ngồi theo phong cách Pháp thế kỷ 19, xung quanh tường trang trí cầu kỳ với những hàng cột thức Corinth đỡ một vòm tràn đầy màu sắc bởi những bức bích họa, xen kẽ hình đắp nổi, cùng một đèn chùm pha lê lớn dát vàng, không gian nhà hát khiến ai nấy bước vào đều cảm thấy choáng ngợp nhưng cũng rất gần gũi và ấm áp.
4. Nhà hát lớn Tp.Hồ Chí Minh – Tp. Hồ Chí Minh
Dù ít được biết đến hơn Nhà thờ Đức Bà nhưng Nhà hát Lớn thật sự là điểm tham quan du lịch không nên bỏ qua khi đến TP HCM với những nét kiến trúc đặc thù có một không hai. Nằm trên đường Đồng Khởi, quận 1, đây là một trong ba nhà hát lớn được Pháp xây dựng cùng giai đoạn. Năm 1898, Nhà hát Lớn TP HCM được khởi công và khánh thành năm 1900. Về kiến trúc, nhà hát được xây dựng theo phong cách Gothique thịnh hành tại Pháp thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Về quy mô, tuy nhìn bên ngoài nhà hát chỉ có một tầng trệt nhưng khi vào trong, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nơi đây có sức chứa lớn hơn hẳn với 1.800 ghế ngồi. Với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, nhà hát là nơi tổ chức các buổi biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa balê, opera... của các đoàn nghệ thuật tại TP HCM.
5. Nhà hát nón lá (nhà hát Cao Văn Lầu) – Bạc Liêu
Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích 2.262m2 được chia làm 3 khối có hình trụ tròn, mái hình chiếc nón lá hướng vào nhau, chiều cao nón lớn nhất là 24,25m, đường kính nón lớn nhất là 45,15m, mái được làm bằng tấm composite màu chiếc nón lá… Ba khối nhà hình nón lá được đặt bên cạnh hồ cảnh có diện tích 1.800 m2, giữa hồ là lối đi cho khách tham quan uốn cong theo suốt chiều dài hồ. Phần diện tích hồ phía ngoài lối đi dùng để trồng bông súng, phần hồ nước bên trong in hình ảnh của mái 3 nón lá. Khi đưa vào sử dụng, khối nhà A sẽ là khán phòng hơn 850 ghế, dùng để tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật truyền thống dân tộc; khối nhà B sẽ là trung tâm hội nghị tổ chức các cuộc họp, hội thảo lớn và khối nhà C là khu triển lãm.