Việc ngâm chân bằng nước ấm bằng bồn massage chân mỗi ngày là việc cực kỳ đơn giản nhưng lại mang lại những tác dụng "vàng" đối với sức khoẻ của bạn, đặc biệt là trong những ngày mùa đông lạnh ở miền bắc.
1/ Điều trị các vấn đề về da
Bạn có thể trị các bệnh ngoài da như nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước nóng và muối. Vì muối là một trong những nguyên liệu rất tốt cho việc chăm sóc da, đặc biệt là chăm sóc da chân vì nó có thể dưỡng ẩm và tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, đau, nhức, đồng thời có khả năng sát trùng nên da vừa sạch hơn vừa nhanh phục hồi do viêm nhiễm nấm.
2/ Giảm đau xương khớp
Trong thành phần của muối có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể, khi hòa tan cùng với nước nóng sẽ tác dụng đến các khớp xương theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì thế nếu đang mắc các chứng khớp xương đau nhức dạng viêm khớp , viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên áp dụng phương pháp này.
3/ Làm cơ thể ấm hơn, giúp ngủ ngon hơn
Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí không ngủ được vì bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm với bồn ngâm chân để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể.
Sau khi ngâm xong, nên lau khô và dùng một chiếc khăn khô bọc chân để giữ chân luôn ấm.
4/ Giúp cơ thể được thư giãn
Người thường xuyên mệt mỏi , uể oải, người hay đi giày cao gót cũng có thể dùng liệu pháp này để thư giãn. Ngâm chân trong nước muối khiến cơ thể ấm lên từ bên trong, việc tuần hoàn máu và sự trao đổi chất cũng trở nên thông suốt đến tất cả các bộ phận trong cơ thể giúp tinh thần thoải mái, thư giãn.
Tuy nhiên, khi ngâm chân, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ dồn xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Vào mùa đông, nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến da bị khô, da bị mẩn ngứa.
Nhiệt độ nước ngâm chân không nên cao hơn 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao gây tổn thương chân và khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.
Ngoài ngâm với nước nóng và muối, bạn cũng có thể ngâm chân với giấm hoặc thì là:
+ Dùng 40g dấm gạo (dấm trắng) pha với nước ấm rồi ngâm chân trong vòng 15 – 20 phút có tác dụng làm tăng sự tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm bớt mệt mỏi, giúp giấc ngủ tốt hơn, rất hữu hiệu trong việc chữa mất ngủ.
+ Hoặc dùng 400 gram thì là cho vào nước ấm dùng ngâm chân mỗi ngày khoảng 20 phút cũng giúp phụ nữ chữa đau bụng kinh rất hiệu quả.